Menu

Thông báo

lsvn
gd
violympic
vnedu
HCM

Quảng cáo

găng tay xe máy  balo phượt | 

Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

Giảng dạy lồng ghép quyền con người trong các môn học của Bộ môn Luật Kinh doanh

Thứ năm - 18/02/2016 01:27

Ngày 17/07/2015 Bộ môn Luật kinh doanh tổ chức tọa đàm về giảng dạy, tiếp cận quyền con người trong môn học Luật Kinh doanh do PGS.TS Lê Thị Hoài Thu – Phụ trách Bộ môn Luật Kinh doanh chủ trì. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi tập huấn giảng dạy lồng ghép quyền con người vào các môn học trong Khoa Luật, ĐHQGHN, thuộc Dự án quyền con người.

Đến dự và chỉ đạo buổi Tọa đàm có TS. Trịnh Tiến Việt - Phó Chủ nhiệm Khoa, GS.TS Nguyễn Đăng Dung - Giám đốc Dự án quyền con người.

Tham gia tọa đàm, có các giảng viên trong Bộ môn, cùng một số giảng viên trong Khoa, các chuyên gia đến từ nhiều cơ sở nghiên cứu và đào tạo như: Trường Đại học Luật Hà Nội, trường ĐH Lao động Xã hội...

PGS.TS Lê  Thị Hoài Thu nhấn mạnh, đây là buổi sinh hoạt trao đổi khoa học, để các chuyên gia có điều kiện tranh luận, chia sẻ phương pháp giảng dạy. Qua đó các giảng viên Bộ môn Luật Kinh doanh học hỏi thêm, có những vấn đề cùng nhau thảo luận, nghiên cứu. Đồng thời cũng là những nội dung được bàn thảo, chia sẻ của các chuyên gia về những quan điểm, kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực này.

Buổi Tọa đàm đã thu hút các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên tham gia đóng góp nhiều chuyên đề có giá trị. 8 tham luận được lựa chọn đã phân tích sâu sắc ý nghĩa của giảng dạy lồng ghép quyền con người trong môn học Luật Kinh doanh.

PGS.TS. Ngô Huy Cương phát biểu trong buổi Tọa đàm 

Phát biểu trong buổi Tọa đàm, nguyên Trưởng Bộ môn Luật Kinh doanh, PGS.TS Ngô Huy Cương khẳng định, trên thế giới, quyền con người là trung tâm đời sống chính trị hiện đại, được đánh giá dưới các giác độ như luật học, chính trị, tâm lý và các khoa học xã hội khác. Ở nước ta quyền con người được biểu hiện rất rõ nét qua Chương II của Hiến pháp 2013. Theo PGS, hiện nay để giảng viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ về quyền con người lồng ghép trong Bộ môn là vấn đề rất khó khăn. Thể hiện cụ thể ở đây là: thứ nhất : thiếu nghiên cứu cơ sở tự nhiên, cơ sở triết học, tâm lý quyền con người, dường như chúng ta chỉ nghiên cứu quyền con người dưới các điều khoản, công ước quốc tế về quyền con người...; thứ 2: quan hệ tự do giao kết hợp đồng, về luật tư là tự do giao kết thỏa thuận. Nhưng để hiểu sâu sắc về vấn đề đó thì chúng ta chưa bàn cụ thể. Bên cạnh đó, PGS nhấn mạnh, việc khó nhất của giáo viên khi giảng dạy lồng ghép vào nội dung môn học là làm thế nào khi dạy về tự do giao kết hợp đồng, nói về quyền con người mà chúng ta chấp nhận được, không bị “phô”. Cũng theo PGS, muốn lồng ghép giảng dạy về quyền con người  thì giảng viên phải hiểu được cơ sở triết học, cơ sở nguyên lý có tính chất nền tảng lý luận thật sâu sắc, nhuần nhuyễn trong bộ môn giảng dạy. Đồng thời PGS chia sẻ một số phương pháp tiếp cận giảng dạy quyền con người trong môn học này.

Cũng tại buổi tọa đàm GS.TS Nguyễn Đăng Dung cũng đã chia sẻ, buổi Tọa đàm hôm nay cũng là hoạt động nằm trong chuỗi Dự án giáo dục nhân quyền trong Khoa Luật. Hiện nay Khoa đã có 2 dự án nhân quyền, đây cũng là cơ hội rất tốt, không chỉ riêng bộ môn mà còn ảnh hưởng tốt đến vị thế của Khoa. Môi trường giáo dục, đào tạo của Khoa có đặc thù riêng, khác với cơ sở đào khác. Giáo sư mong rằng, sự phát triển của Bộ môn Luật Kinh doanh cũng là sự phát triển của Khoa, đồng thời cũng là sự mưu cầu hạnh phúc của toàn xã hội. 

Hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Thời khóa biểu

  • TKB HK2
    TKB Phụ đạo K12Tải về
  • TKB HK1
    TKB HK1 (áp dụng từ ngày 16/3)Nhấn vào đây để tải về