Menu

Thông báo

lsvn
gd
violympic
vnedu
HCM

Quảng cáo

găng tay xe máy  balo phượt | 

Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

Hội thảo Luật tiếp cận thông tin trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam

Thứ năm - 18/02/2016 01:15

Sáng ngày 02/10/2015, Khoa Luật đã tổ chức buổi Hội thảo với chủ đề: "Luật tiếp cận thông tin trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam".

Tới dự buổi hội thảo có TS. Nguyễn Thị Quế Anh - Phó Chủ nhiệm Khoa, TS. Trịnh Tiến Việt - Phó Chủ nhiệm Khoa, PGS.TS. Trần Quốc Toản - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ, GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa  Giáo dục - TNTNND của Quốc Hội, bà Trần Thị Lan Hương - Phụ trách Pháp chế của Ngân Hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó Trưởng Ban biên tập dự thảo Luật tiếp cận thông tin, PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan - Giảng viên, chuyên gia đến từ ĐH Luật Hà Nội, bà Ngô Thị Thu Hà - Trung tâm Hỗ trợ giáo dục và nâng cao năng lực cho phụ nữ (CEPEW), các vị đại biểu, các vị khách quý cùng các giảng viên, học viên cao học, sinh viên Khoa Luật.

Ban chủ tọa điều hành Hội thảo có: GS.TS. Phạm Hồng Thái - Nguyên Chủ nhiệm Khoa Luật, PGS.TS. Vũ Công Giao - Phụ trách Bộ môn Luật HC-HP, GS.TS. Nguyễn Đăng Dung - giảng viên Bộ môn Luật HC-HP, TS. Phạm Văn Hùng - Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, TS. Lương Minh Tuân - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học, Viện Nghiên cứu Lập pháp.

 

Khai mạc Hội thảo, Phó Chủ nhiệm Khoa - TS. Nguyễn Thị Quế Anh thay mặt cho Ban Chủ nhiệm Khoa gửi lời chào mừng và cảm ơn tất cả các đối tác đã phối hợp để tổ chức buổi Hội thảo, cảm ơn Lãnh đạo Tạp chí Nghiên cứu lập pháp đã phối hợp với Bộ môn Luật Hiến pháp - Hành chính, Khoa Luật điều tiết các hoạt động chuyên môn để tổ chức buổi Hội thảo này, cảm ơn tất cả các quý vị đại biểu, khách mời, các diễn giả, học giả đã đến tham dự góp phần vào thành công của buổi Hội thảo. Đây là một trong những hoạt động thiết thực để thực hiện thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Khoa Luật - ĐHQGHN và Viện Nghiên cứu lập pháp nhằm tạo ra diễn đàn để các chuyên gia trao đổi sâu sắc hơn về những kinh nghiệm quốc tế và quốc gia để phục vụ cho việc hoàn thiện dự thảo Luật tiếp cận thông tin ở Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó Trưởng Ban biên tập dự thảo Luật tiếp cận thông tin đã nêu tóm tắt một số vấn đề còn tranh luận trong Dự thảo hiện nay của Luật tiếp cận thông tin, bao gồm: Phạm vi thông tin được tiếp cận, chi phí tiếp cận thông tin, quản lý giám sát việc tiếp cận thông tin…

Bà Nguyễn Thị Hạnh cũng cho biết về quá trình xây dựng luật tiếp cận thông tin ở Việt Nam. Cho đến nay, Chính phủ đã cho ý kiến và về cơ bản nhất trí với tinh thần của Dự thảo. Dự kiến tháng 3/2016 Quốc hội sẽ thông qua, cho ý kiến vào kỳ họp tháng 10 năm nay.

Về nội dung của Dự thảo. Những vấn đề còn gây tranh cãi như phạm vi thông tin tiếp cận, những ngoại lệ, chi phí. Ví dụ như ở nước Đức cũng đã trì hoãn rất lâu trước khi ban hành luật. Xu hướng chung của các quốc gia đều thể hiện tính mở trong cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước, không chỉ của các cơ quan hành chính mà cả các cơ quan lập pháp và tư pháp.

Quan điểm của Quốc hội nước ta luôn coi cần phải mở rộng tiếp cận thông tin, nên chủ thể chính là các cơ quan ở cả ba nhánh quyền lực. Vì đây là luật chung nên cần làm rõ vai trò, tác động của Luật này khi đưa vào thực thi.

Điều 4 quy định về các nguyên tắc, khoản 4 hướng tới việc bảo đảm cho các luật sau này cũng phải tuân theo tinh thần do Luật này xây dựng với nguyên tắc thông tin mở.

- Về chủ thể có quyền tiếp cận thông tin: Công dân hay mọi người? Thông tin là gì? Dự thảo đang quy đinh theo hướng mở với nhiều loại định dạng của tài liệu có sẵn.

- Phạm vi thông tin được cung cấp: Việc từ chối yêu cầu cung cấp thông tin, những ngoại lệ cũng đã được thay đổi trong Dự thảo mới nhất, trong đó đưa ra những điều kiện từ chối cung cấp thông tin.

Quy trình, thủ tục yêu cầu đã có sự phân biệt giữa cung cấp thông tin trực tiếp tại cơ quan, hoặc qua thư tín, qua thư điện tử, fax,…Thời gian kéo dài tối đa là 20 ngày khi cần tham vấn các cơ quan khác về thông tin được yêu cầu.

- Về chi phí: Hiện đang không đặt ra phí tiếp cận mà chỉ quy định các chi phí liên quan đến sao chụp hồ sơ, gửi hồ sơ

- Về cơ chế giám sát: Chưa có cơ quan mang tính độc lập.

Độ mở của Luật này cũng cần tính đến nhiều yếu tố khác như quyền của trẻ em, vấn đề giới,… nhưng ban soạn thảo cho rằng đây là luật chung, không thể đi vào chi tiết bảo đảm quyền cho những nhóm cụ thể.

Cơ chế khiếu nại, khởi kiện đều được mở cho người dân lựa chọn.

 

 

Tiếp theo, GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục - TNTNND của Quốc Hội đã trình bày tham luận về kinh nghiệm của nước Anh với một số nội dung chính: Chủ thể quyền có thể là bất cứ người nào, không phân biệt tư cách công dân hoặc nơi cư trú; Không phải nộp phí, không đòi hỏi lý do yêu cầu cung cấp thông tin, không yêu cầu bằng văn bản, có thể yêu cầu 2 lần nếu chưa cảm thấy thỏa mãn và có thể tiếp tục khiếu nại đến Cao ủy thông tin; Về chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin: hơn 100 nghìn cơ quan công, gồm cả hoạt động hành chính của tòa án và các đơn vị thụ hưởng ngân sách như nhà trường, bệnh viện; Hình thức tiếp cận thông tin: Chủ động công khai hoặc theo yêu cầu; Khiếu nại và khởi kiện: Có thể khiếu nại đến Cao ủy thông tin hoặc khởi kiện ra Tòa án. GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết cho rằng việc thực thi Luật tiếp cận thông tin có ba kinh nghiệm cốt lõi:

Thứ nhất, xác định thời hạn có hiệu lực thi hành của luật, không nên có hiệu lực thi hành ngay nhưng cũng không quá lâu, thường từ 3 đến 5 năm;

Thứ hai, hoạt động của Cao ủy thông tin: chỉ có 20 nhân viên ở Văn phòng, còn lại đều hoạt động ở cơ sở;

Thứ ba, cần tổ chức tốt bộ máy nhân sự cung cấp thông tin ở cơ sở.

 

 

Đóng góp ý kiến tại Hội thảo, GS.TS. Nguyễn Đăng Dung - giảng viên Bộ môn Luật HC-HP trình bày tham luận về kinh nghiệm của Ấn Độ trong xây dựng Luật tiếp cận thông tin. Một số vấn đề chính mà Giáo sư đưa ra là:

Điểm đặc sắc nhất của Luật là Dự thảo đã không được trình lên từ Chính phủ mà bởi các tổ chức xã hội dân sự. Sức ép được tạo thành sau một vụ rò rỉ chất độc hại khiến nhiều người chết. Tòa án đã ra phán quyết cho rằng những thông tin liên quan phải được công bố cho người dân được biết, đồng thời yêu cầu Chính phủ phải trình lên Dự luật.

Cho đến năm 2000, có một luật được Chính phủ đưa ra nhưng không đăng công báo nên không có hiệu lực. Xã hội dân sự không đồng tình với Dự luật năm 2000 nên đã chủ động trình Dự thảo và đến 2005 thì hai bên cơ bản đạt được những đồng thuận về các nội dung của dự thảo. Tuy vậy, Quốc hội vẫn chỉ cho phép tiếp cận thông tin ở cấp chính quyền Liên bang và xã hội dân sự lại tiếp tục đấu tranh cho quyền tiếp cận thông tin ở địa phương.Chủ thể quyền cũng được ghi nhận là tất cả mọi người. Chủ thể có nghĩa vụ cung cấp thông tin: Ngoài các cơ quan nhà nước còn có các chủ thể liên quan đến cung cấp dịch vụ công. Cách thức tiếp cận thông tin: theo nguyên tắc cung cấp tối đa thông tin. Có Cao ủy thông tin với chức năng gần như tòa án. Bên nguyên đơn có quyền mời luật sư trong khi bên bị đơn không có quyền này. Thủ tục được đưa ra đơn giản hơn so với các thủ tục tại tòa án, quyết định của Cao ủy có thể được khiếu nại trong vòng 4 ngày, nếu không thì phải thi hành quyết định đó.

Cuối cùng, GS.TS. Nguyễn Đăng Dung cho rằng bản thân Luật tiếp cận thông tin được báo chí sử dụng như một công cụ hỗ trợ hữu hiệu.

 

Tại buổi Hội thảo, GS.TS. Phạm Hồng Thái - Nguyên Chủ nhiệm Khoa Luật cũng đưa ra một số quan điểm:

Vấn đề đặt ra ở các nước, nhu cầu ban hành luật chịu sự tác động từ xã hội, còn Việt Nam chủ yếu từ giới nghiên cứu khoa học.

Trước hết, cần làm rõ ai là người có quyền tiếp cận thông tin. Nên là mọi người thì phù hợp với xu hướng dân chủ hiện nay. Còn việc giới hạn cụ thể với các chủ thể thì sẽ được điều chỉnh bởi luật khác.

Trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, có nhiều chủ thể mang thông tin công và do đó có trách nhiệm cung cấp thông tin mà không chỉ gồm các cơ quan nhà nước. Ví dụ việc chi tiêu của Công đoàn Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,…Giới hạn của thông tin bí mật là cần thiết nhưng cũng phải quy định rõ thời hạn giải mật thông tin. Quy trình, thủ tục thực hiện quyền là rất quan trọng. Cần có sự đơn giản hóa để tạo sự thuận tiện cho người dân.

Ngoài ra còn rất nhiều các ý kiến thảo luận, đóng góp khác về Luật tiếp cận thông tin ở Việt Nam và trên thế giới tại Hội thảo. Những ý kiến trao đổi, thảo luận tại Hội thảo sẽ là những thông tin tham khảo, hỗ trợ quan trọng cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan trong quá trình xem xét, hoàn thiện dự thảo Luật, thẩm tra dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII tới.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Thời khóa biểu

  • TKB HK2
    TKB Phụ đạo K12Tải về
  • TKB HK1
    TKB HK1 (áp dụng từ ngày 16/3)Nhấn vào đây để tải về