Menu

Thông báo

lsvn
gd
violympic
vnedu
HCM

Quảng cáo

găng tay xe máy  balo phượt | 

Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

Khoa Luật tiếp đón đoàn đại diện Khoa Luật, Đại học tổng hợp Voronezh

Thứ năm - 18/02/2016 00:26

Vừa qua, ngày 7/12/2015, Khoa Luật đã có buổi tiếp đón đại diện Khoa Luật, Đại học Tổng hợp Voronezh, Liên bang Nga là PGS.TS. Gorsky Maxim Vadimovich và PGS.TS. Gorsky Vadim Vadimovich.

Tại buổi làm việc, PGS.TS. Trịnh Quốc Toản đã giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của Khoa Luật với tư cách là trung tâm luật học đầu tiên và uy tín của cả nước, về các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu của Khoa Luật. Trong đó, Khoa Luật đặc biệt chú trọng vào việc đào tạo định hướng nghiên cứu góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các đơn vị tại Việt Nam.

Đồng quan điểm với Khoa Luật, đại diện Khoa Luật, Đại học Tổng hợp Voronezh, PGS.TS. Gorsky Maxim Vadimovich đã  giới thiệu ĐHTH Voronezh như là một trung tâm luật học có truyền thống ở Nga và có lĩnh vực, trường phái nghiên cứu. Đặc biệt, Phó giáo sư cũng đề cập đến các vấn đề hợp tác về cách lĩnh vực xuất bản, trao đổi học thuật trong quá trình hoàn thiện pháp luật của hai nước.

Tại buổi làm việc, hai bên đã cùng bàn về các vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền công dân trong luật hình sự; quyền tiếp cận thông tin và chế định mới về hòa giải trong vụ án hình sự.

Để làm rõ hơn các vấn đề đưa ra trong buổi thảo luận, Đại diện của Khoa Luật, Đại học Tổng hợp Voronezh, PGS.TS. Gorsky Maxim Vadimovich và PGS.TS. Gorsky Vadim Vadimovich đã thuyết trình về hai chủ đề là: "Những đổi mới pháp lý trong lĩnh vực bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hình sự Liên bang Nga hiện đại" (PGS.TS. Gorsky Maxim Vadimovich) và "Sự tham gia của luật sư trong việc bảo vệ quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Liên bang Nga: nhìn từ góc độ pháp lý và khoa học điều tra hình sự"(PGS.TS. Gorsky Vadim Vadimovich)


 

Tại chủ đề đầu tiên, PGS.TS. Gorsky Maxim Vadimovich chỉ ra rằng: Năm 1993, Hiến pháp Nga đã xây dựng một hệ thống tư pháp hoàn toàn mới tại Nga và theo bản hiến pháp này, quyền tư pháp được thể hiện ở 4 mặt: tố tụng hiến pháp, tố tụng hành chính, tố tụng dân sự và tố tụng hình sự.

Hiến pháp năm 1993 tại Nga đã thiết lập 1 hệ thống mới độc lập về tòa án, thẩm phán cũng như độc lập về hành pháp, tư pháp, lập pháp. Một trong những nguyên tắc quan trọng trong Hiến pháp là độc lập của thẩm phán nhằm đảm bảo tính khách quan, minh bạch vô tư của hoạt động tố tụng.

Giống như nhiều quốc gia trên thế giới, hệ thống luật pháp của Nga đang trong quá trình hoàn thiện và đây là 1 trong chương trình mục tiêu để phát triển đến năm 2020. Trong chương trình hướng tới hoàn thiện hệ thống tư pháp, quyền tiếp cận thông tin là một quyền đang được quan tâm và được chú ý tại các điểm:

-         Quyền yêu cầu tiếp cận công khai các kiến nghị gửi tòa án, những tiếp xúc diễn ra trước phiên xét xử nhằm đảm bảo công khai, minh bạch;

-         Công khai tài sản của mình và người thân được áp dụng với hầu hết cán bộ trong bộ máy hành chính đặc biệt là thẩm phán;

-         Thiết lập hệ thống tư pháp điện tử, website riêng của mỗi tòa án để cung cấp thông tin;

-         Thiết lập một hệ thống thống nhất các tòa án (tòa án hiến pháp – tư pháp, tòa án thẩm quyền chung, trọng tài kinh tế) khác nhau để đảm bảo thông tin.

Chủ đề thứ hai đưa ra nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người bị hại. Theo đó, người bị hại là người bị gây hại về cơ thể, tinh thần và vật chất trong đó bị hại bao gồm cả pháp nhân bị hành vi phạm tội gây thiệt hại về tài sản, tiếng tăm của pháp nhân đó. Người bị hại có hai quyền quan trọng được chú ý là:

-         Quyền cung cấp thông tin: khác với người làm chứng, việc cung cấp thông tin là quyền và là nghĩa vụ của người bị hại. Khi được yêu cầu cung cấp thông tin, người bị hại phải chấp hành như nghĩa vụ của mình đối với pháp luật và ngược lại.

-         Quyền tiếp cận thông tin: Như đã trình bày trong chủ đề 1, trong qua trình điều tra, người bị hại và đại diện của người bị hại có quyền tiếp cận thông tin của vụ án.

 

Ngoài ra, PGS. Gorsky Vadim Vadimovich cũng đưa ra chế định mới trong hệ thống pháp luật của Nga là chế định hòa giải trong tố tụng hình sự, áp dụng trong các tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng.

Để giải đáp các thắc mắc liên quan đến bài thuyết trình của hai phó giáo sư, các sinh viên có mặt trong buổi thuyết trình đã đưa ra các câu hỏi như: “ Việc công khai tài sản có ảnh hưởng đến quyền riêng tư cá nhân của vợ và người thân của người phải công khai tài sản không và việc kiểm soát thông tin cung cấp là như thế nào?”, “Người dân có thể tiếp cận thông tin là miễn phí hay trả phí?”, “Chế định hòa giải trong vụ án hình sự và vấn đề án tích trong hòa giải sẽ được giải quyết như thế nào? Và việc hòa giải có làm giảm tính nghiêm khắc của luật pháp cũng như vai trò của nhà nước trong các vụ án hình sự hay không?

 

Trước các câu hỏi do sinh viên đặt ra, hai phó giáo sư đã giải thích chi tiết bằng các quy định cụ thể luật pháp tại Nga.

Kết thúc buổi thuyết trình, hai phó giáo sư đã gửi lời cám ơn tới Khoa Luật đã tạo điều kiện trong thời gian làm việc tại Khoa và dành lời khen tặng cho các sinh viên của Khoa về các câu hỏi các em đưa ra.

 

Tư pháp điện tử được hiểu là các phương pháp, hình thức thể hiện, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động xét xử.

Ví dụ, hệ thống cấp sim điện thoại của Nga được cấp thông qua hộ chiếu, vì vậy việc gửi giấy triệu tập của tòa án sẽ được gửi thông qua tin nhắn. Ngoài ra, Nga áp dụng hệ thống truyền hình trực tuyến đối với một số hoạt động tố tụng và hệ thống hóa dữ liệu điện tử hồ sơ vụ việc.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Thời khóa biểu

  • TKB HK2
    TKB Phụ đạo K12Tải về
  • TKB HK1
    TKB HK1 (áp dụng từ ngày 16/3)Nhấn vào đây để tải về