Ngày 12/12/2015 vừa qua, ông Hoàng Mạnh Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời cũng là cựu sinh viên Khoa Luật, ĐHQGHN đã có buổi nói chuyện với các thầy cô cũng như sinh viên của Khoa về chuyên đề “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP”.
Trong buổi nói chuyện, ông Hoàng Mạnh Phương - Trưởng nhóm đàm phán đầu tư Hiệp định TPP, đã có những chia sẻ hết sức sâu sắc về nội dung, lợi ích, thách thức cơ bản mà Hiệp định gặp phải trong quá trình đàm phán để đem lại những điều có lợi nhất cho Việt Nam.
Ông Hoàng Mạnh Phương trong buổi nói chuyện với Khoa Luật
Ông Hoàng Mạnh Phương và TS.Nguyễn Tiến Vinh – Trưởng bộ môn Luật Quốc tế trong buổi nói chuyện
Ông Hoàng Mạnh Phương giới thiệu một số cam kết chính trong hiệp định xuyên Thái Bình Dương – TPP như: Cam kết về thương mại hàng hóa; cam kết về đầu tư; sở hữu trí tuệ; thương mại điện tử; lao động; cơ chế thực thi…
Đây đều là những cam kết hết sức quan trọng đối với một đất nước đang trong quá trình phát triển, hội nhập như Việt Nam. Những cam kết này giúp Việt Nam vừa có thể hòa nhập với xu thế chung của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc của mình. Giữ vững nguyên tắc “Hòa nhập chứ không hòa tan”.
Trong phần thảo luận, sinh viên Ngô Thị Thu Hoài, sinh viên Nguyễn Khắc Thu cũng như phần đa sinh viên có mặt trong buổi nói chuyện, đã đặt câu hỏi về những chính sách giảm hệ lụy từ việc Việt Nam trở thành “công xưởng” của các nhà đầu tư khi ra nhập TPP; cũng như vấn đề về quản lý xuất sứ ở Việt Nam trong tương lai.
SV. Ngô Thị Thu Hoài – nhóm đoạt giải nhất Nghiên cứu Khoa học sinh viên cấp Khoa và giải khuyến khích cấp ĐHQGHN
SV. Nguyễn Khắc Thu đặt câu hỏi trong phần thảo luận
Trả lời câu hỏi của sinh viên, ông Hoàng Mạnh Phương cho biết, ngay trong quá trình đàm phán đã có những chính sách giảm thiểu hệ lụy, giữ vững một số lĩnh vực nhạy cảm nhưng vẫn đảm bảo lượng đầu tư trong nước. Quan điểm này cũng được thể hiện rất rõ trong Luật Đầu tư sửa đổi. Về vấn đề quản lý xuất sứ ở Việt Nam, thì trong các dự án hợp tác, các nước đầu tư vào Việt Nam đã có thỏa thuận sẽ giúp chúng ta quản lý vấn đề này. Hơn nữa, Dự thảo về Quản lý xuất sứ đã và đang được soạn thảo.
Mặc dù diễn ra vào thứ 7, với thời lượng 2 tiếng ngắn ngủi nhưng buổi nói chuyện có ý nghĩa thực tiễn này vẫn thu hút được rất đông sinh viên, cũng như giáo viên trong Khoa đến dự. Điều đó đã nói lên sự thú vị và thành công của buổi nói chuyện.
Ông Hoàng Mạnh Phương chụp ảnh lưu niệm với giáo viên và sinh viên của Khoa
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn