Menu

Thông báo

lsvn
gd
violympic
vnedu
HCM

Quảng cáo

găng tay xe máy  balo phượt | 

Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

Phát huy trí tuệ, tập trung nguồn lực để nâng cấp Khoa Luật thành Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN

Thứ năm - 18/02/2016 01:16

Ngày 28/9/2015, Khoa Luật đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: "Góp ý hoàn thiện đề án thành lập Trường Đại học Luật thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội", nhằm chỉnh sửa và hoàn thiện đề án, triển khai các thủ tục trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án. Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ đã đến dự và trực tiếp chủ trì hội thảo.

Về phía đại biểu, khách mời có PGS.TS. Lê Quân - Phó Giám đốc ĐHQGHN, lãnh đạo các Ban thuộc ĐHQGHN, các chuyên gia tham gia nhận xét, góp ý cho đề án là các Giáo sư, Phó Giáo sư trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy pháp luật: PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn - Ủy viên chuyên trách, Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa - Nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội, GS.TSKH. Đào Trí Úc - giảng viên cao cấp. Về phía Khoa Luật, tới dự và cùng chủ trì hội thảo có PGS.TS. Trịnh Quốc Toản - Q. Chủ nhiệm Khoa Luật, TS. Nguyễn Thị Quế Anh – Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ nhiệm Khoa, TS. Trịnh Tiến Việt – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ nhiệm Khoa, TS. Nguyễn Trọng Điệp – Phó Chủ nhiệm Khoa cùng các Giáo sư, Phó Giáo sư, các cán bộ là Trưởng các đơn vị thuộc Khoa Luật.

Khai mạc hội thảo, Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ đã thay mặt cho lãnh đạo ĐHQGHN chân thành cảm ơn tất cả các nhà khoa học đã đến tham dự vì một nhiệm vụ rất lớn và rất quan trọng không chỉ đối với Khoa Luật mà còn là nhiệm vụ hết sức cấp thiết của ĐHQGHN trong tiến trình hoàn thiện mô hình cơ cấu tổ chức, đặc biệt là thực hiện các nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước giao phó theo Nghị định của Chính phủ về ĐHQG. Giám đốc ĐHQGHN cho biết, chủ trương thành lập Trường Đại học Luật phát triển từ Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN đã có từ lâu và có sự quyết tâm rất cao của các đồng chí lãnh đạo đặc biệt là các nhà khoa học của Khoa Luật thể hiện qua rất nhiều cuộc họp cán bộ chủ chốt. Tại các cuộc họp, lãnh đạo ĐHQGHN nhất trí rằng phải sớm thành lập Trường Đại học Luật trên cơ sở phát triển Khoa Luật để xứng tầm với một cơ sở giáo dục theo Luật Giáo dục Đại học. Từ cơ sở đó, lãnh đạo ĐHQGHN đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo và tổ công tác xây dựng đề án thành lập Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN. Trong một thời gian dài, tổ công tác đã hoạt động rất tích cực, đã chuẩn bị các nội dung cơ bản, xin ý kiến xây dựng, đóng góp của Lãnh đạo ĐHQGHN, các Ban, đơn vị liên quan, đặc biệt là của các nhà khoa học để hoàn thiện bản dự thảo của đề án thành lập Trường trên nền tảng từ một Khoa có lịch sử lâu năm và có tiềm lực rất mạnh. Từ đó, đảm bảo tính khả thi, nâng cao chất lượng đề án, không chỉ để tạo thuận lợi cho quá trình thẩm định đi đến quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà quan trọng hơn, khi ra đời Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN sẽ hoàn toàn xứng đáng với tâm huyết cũng như công sức chuẩn bị, thật sự xứng tầm với mong đợi.

Tại buổi hội thảo, Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ đã nhấn mạnh một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, Khoa Luật hoàn toàn có đầy đủ chức năng nhiệm vụ của một đơn vị nghiên cứu và đào tạo luật, có bề dày lịch sử và rất nhiều thành công tuy nhiên chưa có được một vị trí pháp lý cần thiết, dẫn đến chưa phải là một cơ sở giáo dục theo quy định của Luật giáo dục Đại học, chưa trở thành một cơ sở nghiên cứu đào tạo hoàn chỉnh trong khi thực tế tiềm năng rất mạnh, nhu cầu về khoa học pháp lý rất cao, nhu cầu xã hội rất nhiều nhưng quy mô một Khoa không đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu. Trong hội nhập, ĐHQGHN là một môi trường chung, Khoa Luật đang phải đối mặt với những thách thức, sự mâu thuẫn giữa năng lực với thực tế đã gây ảnh hưởng lớn đến quan hệ với các đơn vị thành viên trong đào tạo và nghiên cứu liên ngành, liên lĩnh vực. Từ đó, toát lên sự cần thiết phải thành lập Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN.

Thứ hai, khi Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN được thành lập sẽ có sự khác biệt với các cơ sở đào tạo nghiên cứu pháp lý ở Việt Nam trong việc đào tạo và nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực.

Thứ ba, sau khi Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN được thành lập và đi vào hoạt động sẽ có định hướng đào tạo ra các cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ, nguồn nhân lực pháp lý chất lượng cao, trình độ cao, và thực hiện nghiên cứu liên ngành, liên lĩnh vực, từ đó tiếp cận với khu vực và quốc tế.

Thứ tư, Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN được thành lập sẽ phát huy được tất cả các thế mạnh hiện đang có như: cơ chế tự chủ, đội ngũ các chuyên gia hàng đầu, cán bộ, giảng viên giàu kinh nghiệm; sự liên kết hỗ trợ từ các đơn vị trong ĐHQGHN, cũng như hệ thống cơ sở vật chất trong ĐHQGHN...

Tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của Giám đốc ĐHQGHN, PGS.TS. Trịnh Quốc Toản - Q. Chủ nhiệm Khoa Luật đã trình bày tóm tắt những nội dung cơ bản của đề án, tập trung vào những trọng tâm mà Giám đốc ĐHQGHN đã nhấn mạnh. PGS.TS. Trịnh Quốc Toản cho biết, ý tưởng thành lập Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN đã có từ lâu, ngay từ khi thành lập Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN. Bên cạnh đó, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV khóa 2010 - 2015 đã nhấn mạnh về việc thành lập trường Đại học Luật trong ĐHQGHN, Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ ĐHQGHN tháng 7/2013 nhấn mạnh một trong các nội dung trọng điểm là việc nâng cấp Khoa Luật thành Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN, Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN. Trên cơ sở như vậy, Giám đốc ĐHQGHN đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng đề án thành lập Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN và trực tiếp làm Trưởng Ban chỉ đạo; Khoa Luật đã thành lập tổ công tác, tổ thư ký và đã tập trung soạn thảo đề án, tổ chức các cuộc họp để thảo luận, góp ý, chỉnh sửa, hoàn thiện dần đề án để đi đến việc tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện đề án thành lập Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN.
 

Góp ý cho bản dự thảo của đề án thành lập Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN, PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn - Ủy viên chuyên trách, Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương phát biểu tập trung vào một số nội dung chính sau:

Hiện nay, nước ta có trên 50 cơ sở đào tạo luật, tuy nhiên chất lượng đào tạo luật còn kém, chưa đồng đều, cần một cơ sở đào tạo luật bề thế, có chất lượng để Đảng và Nhà nước sử dụng nguồn đào tạo chất lượng cao và Khoa Luật - ĐHQGHN hoàn toàn có cơ sở để trở thành một trong những nơi đào tạo về luật đáp ứng được yêu cầu ấy.

Bên cạnh đó, trong Nghị quyết 48 về chiến lược xây dựng pháp luật và Nghị quyết 49 về cải cách tư pháp của Bộ Chính trị đều nêu rất cụ thể yêu cầu đối với đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ cử nhân và sau đại học. Từ đó làm cơ sở chính trị để xây dựng và hoàn thiện đề án thành lập Trường Đại học Luật  thuộc ĐHQGHN. 

Một trong những vấn đề quan trọng, thôi thúc việc thành lập Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN là nhu cầu hội nhập quốc tế, các hoạt động đối ngoại đều khoác lên mình một chiếc áo pháp luật rất rõ nét nên việc đào tạo nguồn cán bộ pháp lý phải có tầm về chuyên môn, chính trị, nghiệp vụ. Khoa Luật có truyền thống từ năm 1976, chính là nơi sản sinh và bảo vệ hệ tư tưởng pháp lý và khoa học pháp lý chứ không chỉ đơn thuần là làm sứ mạng đào tạo. 

Một điểm nổi trội của Khoa Luật là cơ sở đào tạo có năng lực, uy tín, có số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển rất đông, mặt bằng tuyển sinh đầu vào thường cao hơn các cơ sở đào tạo luật chính quy khác trong tình hình đào tạo luật trên cả nước diễn ra tràn lan nhưng chất lượng chưa đảm bảo. Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN sau khi hình thành sẽ là nơi đào tạo nguồn chuyên gia đầu ngành về pháp luật cho đất nước và là nơi xây dựng trường phái học thuật về khoa học pháp lý Việt Nam, phục vụ nhu cầu phát triển khoa học xã hội nhân văn và khoa học pháp lý nói riêng. Từ đó phát huy ở mức cao nhất tiềm năng, thế mạnh của Khoa Luật và của ĐHQGHN, khẳng định là một cơ sở đào tạo công lập có bề dày kinh nghiệm, năng lực, chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tốt nhất hiện nay, nếu được tập trung đầu tư sẽ có được sản phẩm đào tạo chất lượng cao, phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo luật ngang tầm khu vực và thế giới. Quan trọng hơn cả, Khoa Luật là nơi tập trung các nhà khoa học đầu ngành về pháp lý ở nước ta hiện nay, đóng góp vào việc củng cố, phát triển hệ tư tưởng, học thuyết pháp lý xã hội chủ nghĩa, phục vụ nhiều cho việc hoạch định chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ta. Bên cạnh đó, Khoa Luật có đội ngũ cán bộ trẻ kế cận có tinh thần đổi mới, sáng tạo, có khả năng kế tục xứng đáng thành quả của Khoa Luật trong gần 40 năm qua. Về sản phẩm, sinh viên Khoa Luật khi ra trường có tư duy pháp lý mang tính hệ thống cao, kiến thức cơ bản về pháp lý vững chắc, kiến thức về triết học, kinh tế và khoa học xã hội nhân văn khác tương đối toàn diện do thế mạnh của ĐHQGHN có đội ngũ giảng viên có trình độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy về các môn học này. Đó chính là nguồn nhân lực cần thiết cho hệ thống tư pháp và pháp luật của nước ta. PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn hoàn toàn đồng tình với việc nâng Khoa Luật lên thành Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN.

Tiếp tục góp ý cho đề án, GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa - Nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội hoàn toàn đồng tình với tất cả các vấn đề mà ban soạn thảo đưa ra. GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa cho biết thêm về hướng phát triển của ĐHQGHN là phát triển đa ngành, đa lĩnh vực. Ngành Luật là một ngành trọng điểm cần phát triển để đóng góp vào sự phát triển chung của ĐHQGHN và muốn phát triển cần phải có cơ cấu hoàn chỉnh; Hiện tại, Khoa Luật - ĐHQGHN có đội ngũ cán bộ, giảng viên cả về số lượng và chất lượng không thua kém bất kỳ một cơ sở đào tạo luật nào, hơn thế còn có sự khác biệt thể hiện qua đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, các giáo sư, phó giáo sư, các nhà khoa học của Khoa Luật chiếm ưu thế so với các đơn vị đào tạo luật khác, không có một cơ sở đào tạo luật nào sánh bằng. Ngoài ra, Khoa Luật là một đơn vị trực thuộc ĐHQGHN nên nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ đội ngũ cán bộ giảng dạy các ngành khoa học  khác. Điều kiện về tổ chức và tài chính của Khoa Luật cũng thuận lợi do cơ quan lãnh đạo là một cơ sở quản lý giáo dục đa lĩnh vực.

 

GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa cũng cho biết ý kiến đóng góp về hướng phát triển của Khoa Luật theo mô hình đại học nghiên cứu, tập trung đào tạo sản phẩm đầu ra là bậc sau đại học có trình độ, chất lượng cao, có tính đa ngành, đa lĩnh vực. GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa cho rằng, cần tách biệt đào tạo cử nhân với đào tạo sau đại học để cụ thể hóa phát triển đào tạo. Ở bậc đào tạo cử nhân nên xác định ưu tiên phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo ngành luật để đảm bảo chuẩn đầu ra có các yêu cầu cao hơn so với mặt bằng chung ở Việt Nam. Ở bậc đào tạo sau đại học cần khẳng định rõ định hướng ưu tiên là phát triển nâng cao chất lượng tất cả các chuyên ngành, xác định ưu tiên một số chuyên ngành mũi nhọn có chuẩn đầu ra cao hơn mặt bằng chung ở Việt Nam cùng với định hướng phát triển chuyên ngành hẹp cho các chuyên gia với chương trình đào tạo sau tiến sĩ. Sản phẩm NCKH nghiên cứu cơ bản về khoa học luật nói chung và các khoa học luật chuyên ngành với tính học thuật cao để hình thành các trường phái của ĐHQGHN, góp phần phát triển khoa học pháp lý của Việt Nam tạo cơ sở cho nâng cao chất lượng đào tạo và định hướng phát triển nghiên cứu mang tính ứng dụng cao, phục vụ hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật.

Tại buổi hội thảo, các Giáo sư, Phó Giáo sư, các nhà khoa học cùng nhau trao đổi, thảo luận các ý kiến đóng góp xây dựng, hoàn thiện đề án theo những trọng tâm chính mà Giám đốc ĐHQGHN đã đề ra. 

 

Kết thúc buổi hội thảo, Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ tiếp thu, ghi nhận các ý kiến đóng góp và kết luận những nội dung quan trọng, nhấn mạnh những điểm cần tiếp tục hoàn thiện và làm nổi bật trong đề án. Để thành lập được một Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN phải trải qua rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng đây chính là "thời điểm vàng" - thời điểm mà chúng ta đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng và đầy đủ những cơ sở để xây dựng, hoàn thiện đề án, tạo tiền đề rất lớn để nâng Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN trở thành Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN, nâng tầm vị thế của một đơn vị thành viên và góp phần vào sự phát triển chung của ĐHQGHN. Giám đốc Phùng Xuân Nhạ tin rằng, Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN sẽ sớm trở thành Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN.Ngày 28/9/2015, Khoa Luật đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: "Góp ý hoàn thiện đề án thành lập Trường Đại học Luật thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội", nhằm chỉnh sửa và hoàn thiện đề án, triển khai các thủ tục trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án. Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ đã đến dự và trực tiếp chủ trì hội thảo.

Về phía đại biểu, khách mời có PGS.TS. Lê Quân - Phó Giám đốc ĐHQGHN, lãnh đạo các Ban thuộc ĐHQGHN, các chuyên gia tham gia nhận xét, góp ý cho đề án là các Giáo sư, Phó Giáo sư trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy pháp luật: PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn - Ủy viên chuyên trách, Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa - Nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội, GS.TSKH. Đào Trí Úc - giảng viên cao cấp. Về phía Khoa Luật, tới dự và cùng chủ trì hội thảo có PGS.TS. Trịnh Quốc Toản - Q. Chủ nhiệm Khoa Luật, TS. Nguyễn Thị Quế Anh – Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ nhiệm Khoa, TS. Trịnh Tiến Việt – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ nhiệm Khoa, TS. Nguyễn Trọng Điệp – Phó Chủ nhiệm Khoa cùng các Giáo sư, Phó Giáo sư, các cán bộ là Trưởng các đơn vị thuộc Khoa Luật.

Khai mạc hội thảo, Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ đã thay mặt cho lãnh đạo ĐHQGHN chân thành cảm ơn tất cả các nhà khoa học đã đến tham dự vì một nhiệm vụ rất lớn và rất quan trọng không chỉ đối với Khoa Luật mà còn là nhiệm vụ hết sức cấp thiết của ĐHQGHN trong tiến trình hoàn thiện mô hình cơ cấu tổ chức, đặc biệt là thực hiện các nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước giao phó theo Nghị định của Chính phủ về ĐHQG. Giám đốc ĐHQGHN cho biết, chủ trương thành lập Trường Đại học Luật phát triển từ Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN đã có từ lâu và có sự quyết tâm rất cao của các đồng chí lãnh đạo đặc biệt là các nhà khoa học của Khoa Luật thể hiện qua rất nhiều cuộc họp cán bộ chủ chốt. Tại các cuộc họp, lãnh đạo ĐHQGHN nhất trí rằng phải sớm thành lập Trường Đại học Luật trên cơ sở phát triển Khoa Luật để xứng tầm với một cơ sở giáo dục theo Luật Giáo dục Đại học. Từ cơ sở đó, lãnh đạo ĐHQGHN đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo và tổ công tác xây dựng đề án thành lập Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN. Trong một thời gian dài, tổ công tác đã hoạt động rất tích cực, đã chuẩn bị các nội dung cơ bản, xin ý kiến xây dựng, đóng góp của Lãnh đạo ĐHQGHN, các Ban, đơn vị liên quan, đặc biệt là của các nhà khoa học để hoàn thiện bản dự thảo của đề án thành lập Trường trên nền tảng từ một Khoa có lịch sử lâu năm và có tiềm lực rất mạnh. Từ đó, đảm bảo tính khả thi, nâng cao chất lượng đề án, không chỉ để tạo thuận lợi cho quá trình thẩm định đi đến quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà quan trọng hơn, khi ra đời Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN sẽ hoàn toàn xứng đáng với tâm huyết cũng như công sức chuẩn bị, thật sự xứng tầm với mong đợi.

Tại buổi hội thảo, Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ đã nhấn mạnh một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, Khoa Luật hoàn toàn có đầy đủ chức năng nhiệm vụ của một đơn vị nghiên cứu và đào tạo luật, có bề dày lịch sử và rất nhiều thành công tuy nhiên chưa có được một vị trí pháp lý cần thiết, dẫn đến chưa phải là một cơ sở giáo dục theo quy định của Luật giáo dục Đại học, chưa trở thành một cơ sở nghiên cứu đào tạo hoàn chỉnh trong khi thực tế tiềm năng rất mạnh, nhu cầu về khoa học pháp lý rất cao, nhu cầu xã hội rất nhiều nhưng quy mô một Khoa không đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu. Trong hội nhập, ĐHQGHN là một môi trường chung, Khoa Luật đang phải đối mặt với những thách thức, sự mâu thuẫn giữa năng lực với thực tế đã gây ảnh hưởng lớn đến quan hệ với các đơn vị thành viên trong đào tạo và nghiên cứu liên ngành, liên lĩnh vực. Từ đó, toát lên sự cần thiết phải thành lập Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN.

Thứ hai, khi Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN được thành lập sẽ có sự khác biệt với các cơ sở đào tạo nghiên cứu pháp lý ở Việt Nam trong việc đào tạo và nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực.

Thứ ba, sau khi Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN được thành lập và đi vào hoạt động sẽ có định hướng đào tạo ra các cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ, nguồn nhân lực pháp lý chất lượng cao, trình độ cao, và thực hiện nghiên cứu liên ngành, liên lĩnh vực, từ đó tiếp cận với khu vực và quốc tế.

Thứ tư, Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN được thành lập sẽ phát huy được tất cả các thế mạnh hiện đang có như: cơ chế tự chủ, đội ngũ các chuyên gia hàng đầu, cán bộ, giảng viên giàu kinh nghiệm; sự liên kết hỗ trợ từ các đơn vị trong ĐHQGHN, cũng như hệ thống cơ sở vật chất trong ĐHQGHN...

Tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của Giám đốc ĐHQGHN, PGS.TS. Trịnh Quốc Toản - Q. Chủ nhiệm Khoa Luật đã trình bày tóm tắt những nội dung cơ bản của đề án, tập trung vào những trọng tâm mà Giám đốc ĐHQGHN đã nhấn mạnh. PGS.TS. Trịnh Quốc Toản cho biết, ý tưởng thành lập Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN đã có từ lâu, ngay từ khi thành lập Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN. Bên cạnh đó, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV khóa 2010 - 2015 đã nhấn mạnh về việc thành lập trường Đại học Luật trong ĐHQGHN, Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ ĐHQGHN tháng 7/2013 nhấn mạnh một trong các nội dung trọng điểm là việc nâng cấp Khoa Luật thành Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN, Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN. Trên cơ sở như vậy, Giám đốc ĐHQGHN đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng đề án thành lập Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN và trực tiếp làm Trưởng Ban chỉ đạo; Khoa Luật đã thành lập tổ công tác, tổ thư ký và đã tập trung soạn thảo đề án, tổ chức các cuộc họp để thảo luận, góp ý, chỉnh sửa, hoàn thiện dần đề án để đi đến việc tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện đề án thành lập Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN.
 

Góp ý cho bản dự thảo của đề án thành lập Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN, PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn - Ủy viên chuyên trách, Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương phát biểu tập trung vào một số nội dung chính sau:

Hiện nay, nước ta có trên 50 cơ sở đào tạo luật, tuy nhiên chất lượng đào tạo luật còn kém, chưa đồng đều, cần một cơ sở đào tạo luật bề thế, có chất lượng để Đảng và Nhà nước sử dụng nguồn đào tạo chất lượng cao và Khoa Luật - ĐHQGHN hoàn toàn có cơ sở để trở thành một trong những nơi đào tạo về luật đáp ứng được yêu cầu ấy.

Bên cạnh đó, trong Nghị quyết 48 về chiến lược xây dựng pháp luật và Nghị quyết 49 về cải cách tư pháp của Bộ Chính trị đều nêu rất cụ thể yêu cầu đối với đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ cử nhân và sau đại học. Từ đó làm cơ sở chính trị để xây dựng và hoàn thiện đề án thành lập Trường Đại học Luật  thuộc ĐHQGHN. 

Một trong những vấn đề quan trọng, thôi thúc việc thành lập Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN là nhu cầu hội nhập quốc tế, các hoạt động đối ngoại đều khoác lên mình một chiếc áo pháp luật rất rõ nét nên việc đào tạo nguồn cán bộ pháp lý phải có tầm về chuyên môn, chính trị, nghiệp vụ. Khoa Luật có truyền thống từ năm 1976, chính là nơi sản sinh và bảo vệ hệ tư tưởng pháp lý và khoa học pháp lý chứ không chỉ đơn thuần là làm sứ mạng đào tạo. 

Một điểm nổi trội của Khoa Luật là cơ sở đào tạo có năng lực, uy tín, có số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển rất đông, mặt bằng tuyển sinh đầu vào thường cao hơn các cơ sở đào tạo luật chính quy khác trong tình hình đào tạo luật trên cả nước diễn ra tràn lan nhưng chất lượng chưa đảm bảo. Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN sau khi hình thành sẽ là nơi đào tạo nguồn chuyên gia đầu ngành về pháp luật cho đất nước và là nơi xây dựng trường phái học thuật về khoa học pháp lý Việt Nam, phục vụ nhu cầu phát triển khoa học xã hội nhân văn và khoa học pháp lý nói riêng. Từ đó phát huy ở mức cao nhất tiềm năng, thế mạnh của Khoa Luật và của ĐHQGHN, khẳng định là một cơ sở đào tạo công lập có bề dày kinh nghiệm, năng lực, chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tốt nhất hiện nay, nếu được tập trung đầu tư sẽ có được sản phẩm đào tạo chất lượng cao, phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo luật ngang tầm khu vực và thế giới. Quan trọng hơn cả, Khoa Luật là nơi tập trung các nhà khoa học đầu ngành về pháp lý ở nước ta hiện nay, đóng góp vào việc củng cố, phát triển hệ tư tưởng, học thuyết pháp lý xã hội chủ nghĩa, phục vụ nhiều cho việc hoạch định chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ta. Bên cạnh đó, Khoa Luật có đội ngũ cán bộ trẻ kế cận có tinh thần đổi mới, sáng tạo, có khả năng kế tục xứng đáng thành quả của Khoa Luật trong gần 40 năm qua. Về sản phẩm, sinh viên Khoa Luật khi ra trường có tư duy pháp lý mang tính hệ thống cao, kiến thức cơ bản về pháp lý vững chắc, kiến thức về triết học, kinh tế và khoa học xã hội nhân văn khác tương đối toàn diện do thế mạnh của ĐHQGHN có đội ngũ giảng viên có trình độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy về các môn học này. Đó chính là nguồn nhân lực cần thiết cho hệ thống tư pháp và pháp luật của nước ta. PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn hoàn toàn đồng tình với việc nâng Khoa Luật lên thành Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN.

Tiếp tục góp ý cho đề án, GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa - Nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội hoàn toàn đồng tình với tất cả các vấn đề mà ban soạn thảo đưa ra. GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa cho biết thêm về hướng phát triển của ĐHQGHN là phát triển đa ngành, đa lĩnh vực. Ngành Luật là một ngành trọng điểm cần phát triển để đóng góp vào sự phát triển chung của ĐHQGHN và muốn phát triển cần phải có cơ cấu hoàn chỉnh; Hiện tại, Khoa Luật - ĐHQGHN có đội ngũ cán bộ, giảng viên cả về số lượng và chất lượng không thua kém bất kỳ một cơ sở đào tạo luật nào, hơn thế còn có sự khác biệt thể hiện qua đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, các giáo sư, phó giáo sư, các nhà khoa học của Khoa Luật chiếm ưu thế so với các đơn vị đào tạo luật khác, không có một cơ sở đào tạo luật nào sánh bằng. Ngoài ra, Khoa Luật là một đơn vị trực thuộc ĐHQGHN nên nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ đội ngũ cán bộ giảng dạy các ngành khoa học  khác. Điều kiện về tổ chức và tài chính của Khoa Luật cũng thuận lợi do cơ quan lãnh đạo là một cơ sở quản lý giáo dục đa lĩnh vực.

 

GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa cũng cho biết ý kiến đóng góp về hướng phát triển của Khoa Luật theo mô hình đại học nghiên cứu, tập trung đào tạo sản phẩm đầu ra là bậc sau đại học có trình độ, chất lượng cao, có tính đa ngành, đa lĩnh vực. GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa cho rằng, cần tách biệt đào tạo cử nhân với đào tạo sau đại học để cụ thể hóa phát triển đào tạo. Ở bậc đào tạo cử nhân nên xác định ưu tiên phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo ngành luật để đảm bảo chuẩn đầu ra có các yêu cầu cao hơn so với mặt bằng chung ở Việt Nam. Ở bậc đào tạo sau đại học cần khẳng định rõ định hướng ưu tiên là phát triển nâng cao chất lượng tất cả các chuyên ngành, xác định ưu tiên một số chuyên ngành mũi nhọn có chuẩn đầu ra cao hơn mặt bằng chung ở Việt Nam cùng với định hướng phát triển chuyên ngành hẹp cho các chuyên gia với chương trình đào tạo sau tiến sĩ. Sản phẩm NCKH nghiên cứu cơ bản về khoa học luật nói chung và các khoa học luật chuyên ngành với tính học thuật cao để hình thành các trường phái của ĐHQGHN, góp phần phát triển khoa học pháp lý của Việt Nam tạo cơ sở cho nâng cao chất lượng đào tạo và định hướng phát triển nghiên cứu mang tính ứng dụng cao, phục vụ hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật.

Tại buổi hội thảo, các Giáo sư, Phó Giáo sư, các nhà khoa học cùng nhau trao đổi, thảo luận các ý kiến đóng góp xây dựng, hoàn thiện đề án theo những trọng tâm chính mà Giám đốc ĐHQGHN đã đề ra. 

 

Kết thúc buổi hội thảo, Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ tiếp thu, ghi nhận các ý kiến đóng góp và kết luận những nội dung quan trọng, nhấn mạnh những điểm cần tiếp tục hoàn thiện và làm nổi bật trong đề án. Để thành lập được một Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN phải trải qua rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng đây chính là "thời điểm vàng" - thời điểm mà chúng ta đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng và đầy đủ những cơ sở để xây dựng, hoàn thiện đề án, tạo tiền đề rất lớn để nâng Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN trở thành Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN, nâng tầm vị thế của một đơn vị thành viên và góp phần vào sự phát triển chung của ĐHQGHN. Giám đốc Phùng Xuân Nhạ tin rằng, Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN sẽ sớm trở thành Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Thời khóa biểu

  • TKB HK2
    TKB Phụ đạo K12Tải về
  • TKB HK1
    TKB HK1 (áp dụng từ ngày 16/3)Nhấn vào đây để tải về