Menu

Thông báo

lsvn
gd
violympic
vnedu
HCM

Quảng cáo

găng tay xe máy  balo phượt | 

Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

Tạo môi trường làm việc nhân văn

Thứ năm - 18/02/2016 01:49

Với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao về pháp luật theo định hướng chuyên gia, lãnh đạo quản lí, sáng tạo và truyền bá trí thức, nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về luật học. Trong năm học vừa qua, Khoa Luật đã đạt được một số thành tựu nổi bật góp phần vào sự phát triển của ĐHQGHN. Đặc biệt Khoa tiên phong nghiên cứu, đào tạo thạc sĩ pháp luật về quyền con người, lồng ghép giảng dạy Nhân quyền cho bậc cử nhân. Chúng tôi đã có dịp trao đổi với Q. Chủ nhiệm Khoa Luật Trịnh Quốc Toản và Giám đốc Dự án Nghiên cứu Nhân quyền Nguyễn Đăng Dung.

Thưa Q. Chủ nhiệm Khoa Trịnh Quốc Toản, năm học vừa qua, Khoa Luật ĐHQGHN đã được biết đến với nhiều thành tựu đột phá, đặc biệt trong công tác đào tạo, NCKH, ông cho biết cụ thể?

Với sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Đảng uỷ, Ban Giám đốc ĐHQGHN, sự đồng thuận, đoàn kết của cán bộ, viên chức, học viên, sinh viên của Khoa, năm học vừa qua, Khoa Luật đã hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ và các chỉ tiêu đặt ra, khẳng định vị thế uy tín và sự tin cậy của các đơn vị đối tác trong và ngoài nước. Có thể khẳng định trong năm học này, Khoa Luật đã có nhiều khởi sắc, Khoa đã từng bước kiện toàn bộ máy tổ chức để phù hợp với vị thế mới của Khoa đang từng bước phát triển trở thành trường đại học nghiên cứu dần hội nhập với các trường đại học uy tín trong khu vực và quốc tế.  

Năm học 2013 - 2014, Khoa đã có nhiều thành tựu đột phá trong công tác đào tạo, ở bậc đại học, Khoa tổ chức xét tốt nghiệp và trao bằng cho 223 sinh viên, tuyển sinh 61 sinh viên văn bằng 2 và bằng kép; triển khai xây dựng 1 mã ngành đào tạo cử nhân luật Thương mại quốc tế. Đối với bậc sau đại học, Khoa đã mở chuyên ngành đào tạo mới về Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, ĐHQGHN đã thẩm định mã ngành đào tạo thạc sĩ Luật biển và Quản lí biển, đang triển khai xây dựng mã ngành đào tạo tiến sĩ Luật Dân sự và Tố tụng dân sự. Khoa tuyển sinh khoá đầu tiên chương trình đào tạo thạc sĩ Luật kinh tế và Hợp tác quốc tế theo quy định mới của ĐHQGHN về đào tạo liên kết quốc tế, có 25/60 tổng số thí sinh dự thi trúng tuyển chương trình này, trong đó 22 học viên quốc tịch nước ngoài như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Lào, Cămpuchia... Đặc biệt, cũng trong năm học này khoá đầu tiên của chương trình đào tạo thí điểm thạc sĩ về quyền con người bảo vệ luận án tốt nghiệp và Khoa bắt đầu lồng ghép nhân quyền vào giảng dạy ở bậc đại học. Sản phẩm đào tạo sẽ là minh chứng cho sự quyết định mở mã ngành này là đúng đắn, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội. Chương trình sẽ được đưa vào đào tạo chính thức và sẽ quy hoạch thành chương trình nhiệm vụ chiến lược của Khoa, của ĐHQGHN trong thời gian tới.

Khắc phục những hạn chế còn tồn tại, góp phần vào sứ mệnh chung của ĐHQGHN tiên phong đổi mới đào tạo, Khoa thực hiện đổi mới tuyển sinh, đào tạo đại học, sau đại học, quản lí đào tạo, quy hoạch các ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với quy mô của một trường đại học, với sự phát triển của xã hội.

Bên cạnh việc thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo, với quan điểm mỗi giảng viên là một nhà khoa học, đào tạo dựa vào nghiên cứu và nghiên cứu phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo, trong năm vừa qua, Khoa Luật đã có những đổi mới trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Các công trình nghiên cứu đã cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ cho hoạch định chính sách, quản lí kinh tế, văn hoá, xã hội của Nhà nước ở tầm vĩ mô. Khoa đã tiến hành nghiệm thu 01 đề tài cấp Nhà nước, 01 đề tài cấp Bộ Khoa học Công nghệ, 4 đề tài cấp ĐHQGHN và 6 đề tài cấp Khoa và các đề tài khác thuộc Quỹ Nghiên cứu Phát triển, đề tài nghiên cứu cơ bản... đều được đánh giá xuất sắc. Khoa xuất bản 6 giáo trình, 6 sách tham khảo, 3 sách chuyên khảo, 18 bài tham luận hội thảo trong nước và quốc tế, gần 100 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành, số lượng các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế tăng... Ngoài ra, Khoa còn tổ chức  02 hội thảo lớn có sự tham gia đông đảo các nhà khoa học có uy tín trong và ngoài nước. Bên cạnh các nhiệm vụ của ĐHQGHN giao, cán bộ, giảng viên Khoa tích cực tham gia các hoạt động NCKH trọng điểm cấp nhà nước, cấp bộ về các vấn đề chính trị nóng bỏng của xã hội. Có thể khẳng định đây là những đóng góp trực tiếp của Khoa vào thực tiễn đổi mới chính trị của đất nước, vào thành tựu chung của ĐHQGHN.

 

Thưa Q. Chủ nhiệm khoa, để đạt được những kết quả như vậy, trong năm học vừa qua, Khoa đã cónhững thuận lợi và khó khăn ?

Có thể thấy rằng hệ thống giáo dục Việt Nam tiếp tục có nhiều đổi mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH đó cũng là thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của Khoa trở thành Trường Đại học Luật theo định hướng nghiên cứu đạt chuẩn khu vuwvj và từng bước tiếp cân trình độ quốc tế. Với nền tảng truyền thống đào tạo Luật học, Khoa tiếp tục khẳng định vị thế và uy tín với các tổ chức giáo dục trong nước và quốc tế. Nhờ đó đã tạo nhiều cơ hội cho Khoa thu hút thêm các nguồn lực, trao đổi hợp tác với các đại học uy tín trên thế giới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH. Chiến lược phát triển của Khoa được Đảng uỷ và Ban Chủ nhiệm Khoa thông qua và đạt được sự đồng thuận cao của đội ngũ cán bộ, giảng viên. Đây là cơ sở và định hướng quan trọng cho Khoa khi tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện nhiệm vụ chiến lược tỏng những năm tiếp theo.

Tuy có thuận lợi, nhưng Khoa còn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức nguồn nhân lực hạn chế trong khi giáo dục nước ta còn chưa có thay đổi đột biến về cơ chế tài chính, con người thì sự thu hút cán bộ giảng viên giỏi cho ngành giáo dục nói chung, Luật học nói riêng vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Thêm vào đó, bối cảnh hiện nay, xã hội có nhiều khó khăn, sự cạnh tranh trong giáo dục diễn ra gay gắt đó không chỉ là thách thức đối với ĐHQGHN mà cũng là thách thức của Khoa.

Mặc dù năm học vừa qua, Khoa được ưu tiên đầu tư song nguồn lực tài chính vẫn còn rất hạn chế so với yêu cầu nâng cao chất lượng dẫn đến khó khăn trong thực hiện các mục tiêu đặt ra. Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng vẫn chưa tương xứng với nhu cầu và chiến lược phát triển của Khoa.

Q. Chủ nhiệm Khoa có nói đến một trong những điểm mới của Khoa tiên phong đào tạo thạc sỹ chuyên ngành pháp luật về quyền con người và đã lồng ghép nhân quyền vào giảng dạy ở bậc đại học. Đây là chuyên ngành mới, ông có thể giới thiệu đôi nét về chuyên ngành này?

Khi dự án đào tạo thí điểm thạc sĩ chuyên ngành pháp luật về quyền con người được ĐHQGHN đồng ý phê duyệt, Khoa Luật đã tổ chức tuyển sinh với sự tham gia của nhiều thí sinh từ khắp các miền Nam Bắc các cơ quan nhà nước, thậm chí ở các chuyên ngành khoa học xã hội khác nhau. Khác với các chương trình đào tạo khác, chương trình thạc sĩ này có sự tham gia giảng dạy của các giảng viên nước ngoài, từ các nước phát triển như Nauy, Đan mạch, Thái Lan… Đây cũng là cơ hội cho Khoa làm quen với công nghệ giảng dạy và học tập theo phương pháp mới của phương Tây. Học viên được cung cấp các tài liệu theo các chương trình của phương Tây. Bên cạnh việc giải dạy của các giảng viên nước ngoài vẫn có sự giảng dạy của các giảng viên có kinh nghiệm của Việt Nam. Đây cũng là dịp các giảng viên Việt Nam truyền đạt các chủ trương chính sách nhân quyền của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Về chương tình này, Khoa đã đào tạo được 02 khóa và hiện nay đang bàn bạc cụ thể với Trung tâm nhân quyền Đại học tổng hợp Oslo Na Uy để tài trợ tiếp cho 02 khóa tiếp theo (2015 đến 2019).

Thưa Giám đốc Trung tâm Nguyễn Đăng Dung, với tư cách là chuyên gia và phụ trách nghiên cứu, đào tạo thạc sĩ Nhân quyền, ông có thể cho biết trên thế giới chuyên ngành này đã được đào tạo như thế nào?

Trong quá trình thực hiện dự án bản thân tôi cùng các giảng viên của Khoa Luật cũng phải nghiên cứu kinh nghiệm của các nước khác nhau trên thế giới kể cả Trung Quốc, nơi có chế độ chính trị tương đồng Việt Nam. Không phụ thuộc vào các chế độ chính trị, các nước đều có chương trình giảng dạy và nghiên cứu về Nhân quyền ở cấp độ đại học, và sau đại học thường được gọi là các trung tâm nhân quyền, đặt tại Khoa Luật hoặc Trường Đại học Luật. Mặc dù không có đại học, khoa, trường riêng cho nhân quyền ở cấp đại học/cử nhân, song môn học Nhân quyền đều được giảng chung cho các đại học khác nhau, nhất là các khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt môn học này được giảng dạy ở Khoa Luật. Mặc dù không đào tạo cử nhân về nhân quyền, nhưng thạc sĩ nhân quyền vẫn được đào tạo ở trong và ngoài Khoa Luật.    

Phải chăng việc đào tạo thạc sĩ chuyên ngành này đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong nước hiện nay?

Việc đào tạo này đã đặt ra một cách cấp thiết ở Việt Nam. Vì từ trước đến nay chúng ta không có mã ngành đào tạo này, và không có bộ môn giảng dạy về Nhân quyền. Vì lẽ đó hiện nay theo quan điểm của chúng tôi, các cán bộ, công chức Việt Nam rất thiếu kiến thức và kỹ năng về Nhân quyền, nhất là các chuyên gia luật pháp.   

Học viên tham gia chương trình thạc sĩ này sẽ được trang bị những kiến thức gì?

Trước hết học viên theo học chương trình này được trang bị các kiến thức chuẩn mực quốc tế về nhân quyền, qua các quy định của Công ước về nhân quyền quốc tế. Tiếp đó là các quan điểm tư tưởng, chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về nhân quyền. Phải nói rằng chất lượng giảng dạy ở Khoa Luật hiện nay đã có nhiều đổi mới và khởi sắc hơn.

Triển vọng của chương trình đào tạo này trong tương lai?

Tôi nghĩ rằng chương trình đào tạo này cần phải nhân rộng cả về quy mô và chất lượng cho tương lai, nhất là cho các cử nhân Luật học. Kiến thức nhân quyền rất cần thiết cho các chuyên gia lĩnh vực khoa học xã hội, nhất là Luật học. Những người tốt nghiệp ngành Luật trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội cần trang bị thêm kiến thức nhân quyền góp phần tạo môi trường làm việc nhân văn hơn và tránh được sai lầm không đáng có.

Xin trân trọng cảm ơn Q. Chủ nhiệm Khoa Trịnh Quốc Toản, Giám đốc Dự án Nghiên cứu Nhân quyền Nguyễn Đăng Dung!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Thời khóa biểu

  • TKB HK2
    TKB Phụ đạo K12Tải về
  • TKB HK1
    TKB HK1 (áp dụng từ ngày 16/3)Nhấn vào đây để tải về