Menu

Thông báo

lsvn
gd
violympic
vnedu
HCM

Quảng cáo

găng tay xe máy  balo phượt | 

Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

Tập huấn giảng dạy quyền con người trong một số môn học của Bộ môn LL&LSNNPL và Bộ môn Luật Quốc tế

Thứ năm - 18/02/2016 01:29
Tiếp cận quyền con người trong hoạt động giáo dục và đào tạo là xu thế tất yếu của thế giới hiện đại và đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay ở nước ta. Nhận thức được xu thế ấy và tầm quan trọng của việc tiếp cận giảng dạy quyền con người trong các môn học ngành luật, vừa qua một số Bộ môn thuộc Khoa đã tổ chức các buổi hội thảo tập huấn về vấn đề này. 
Ngày 12/7/2015, Bộ môn Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Khoa Luật, ĐHQGHN tổ chức Hội thảo khoa học “Tập huấn về quyền con người trong giảng dạy Lý luận nhà nước và pháp luật, lịch sử nhà nước và pháp luật”.
 
Ban tổ chức Hội thảo Bộ môn Lý luận và Lich sử Nhà nước và Pháp luật.
Tham gia Hội thảo có các giảng viên trong Bộ môn, các giảng viên đến từ nhiều cơ sở nghiên cứu và đào tạo như: Trường Đại học Luật Hà Nội, Viện Nhà nước và Pháp luật, Trường Đại học Kiểm sát; Học viện Cảnh sát Nhân dân, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Phụ nữ,...
Thay mặt Ban tổ chức, GS.TS Hoàng Thị Kim Quế đã trình bày Bản báo cáo đề dẫn, nêu rõ tính chất, phạm vi và ý nghĩa chủ đề hội thảo, cách tiếp cận quyền con người trong giảng dạy, nghiên cứu, học tập Môn Lý luận nhà nước và pháp luật và lịch sử nhà nước và pháp luật.
Toàn cảnh buổi Hội thảo Bộ môn Lý luận và Lich sử Nhà nước và Pháp luật
Tại Hội thảo, các nhà khoa học, các giảng viên cũng đã chia sẻ các quan điểm về quyền con người trong giảng dạy Lý luận nhà Nước và Pháp luật, lịch sử nhà nước và pháp luật. GS.TSKH Đào Trí Úc đã nhấn mạnh về sự cần thiết phải xác định cách thức và hàm lượng đưa quyền con người vào nội dung các môn học. Còn PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh, TS. Mai Văn Thắng đã chia sẻ quan điểm về cách tiếp cận quyền con người và việc đổi mới nội dung giáo trình, bài giảng cho phù hợp. PGS. TS. Phạm Hữu Nghị, PGS. TS. Nguyễn Minh Đoan, Nguyễn Văn Động, PGS. TS. Nguyễn Thị Hồi,... đề cập đến vấn đề cần đưa vào một số cách tiếp cận mới về nhà nước và pháp luật như tiếp cận triết học, nhân chủng học và kinh tế học pháp luật, tiếp cận lịch sử và văn hóa,... TS. Phạm Thị Duyên Thảo, Ths. Lê Thị Phương Nga cùng nhiều giảng viên của Học viện Cảnh sát nhân dân, Trường Đại học Kiểm sát, Học viện Tư pháp;... cho rằng tiếp cận quyền con người cần phải được thể hiện cả trong giảng dạy và trong kiểm tra, đánh giá người học, đồng thời phải từ tính chất, yêu cầu của Lý luận nhà nước và pháp luật, lịch sử nhà nước và pháp luật.
Trước đó, ngày 9/7, Bộ môn Luật Quốc tế cũng đã tổ chức Hội thảo tập huấn “Giảng dạy lồng ghép Quyền con người trong các môn học Luật Quốc tế” do TS. Nguyễn Tiến Vinh chủ trì.
 
Ban tổ chức Hội thảo Bộ môn Luật Quốc tế
Hội thảo đã thu hút nhiều chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên tham gia đóng góp nhiều chuyên đề có giá trị. 11 chuyên đề được lựa chọn đã phân tích sâu sắc ý nghĩa của giảng dạy lồng ghép quyền con người trong các môn học Luật Quốc tế. Đây cũng là những nội dung được bàn thảo, chia sẻ của các chuyên gia về những quan điểm, kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực này.
Với chuyên đề “Pháp luật quốc tế hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hóa”, PGS.TS Nguyến Bá Diến đã tập trung vào 3 vấn đề: một là Bối cảnh hiện nay nên để toàn cầu hóa; hai là Khẳng định sự tiến bộ của luật nhân quyền quốc tế hiện nay, đặc biệt đã ra được bộ luật cơ bản, nhưng còn nhiều vấn đề thách thức thực tế trên quốc tế cũng như liên quan đến Việt Nam; ba là Thể chế hóa các quyền cụ thể của VN hiện nay và công ước quốc tế, cả về mặt lí luận cũng như thực tiễn. PGS nhấn mạnh, trong pháp luật quyền con người về pháp luật quốc tế có rất nhiều thời cơ, nhưng cũng có rất nhiều bất cập mà cộng đồng quốc tế đang nghiên cứu, kể cả vấn đề lập pháp cũng như vấn đề thực thi pháp luật.
Tiếp đó, các chuyên đề “Tính sinh động thực tiễn của hoạt động giảng dạy quyền con người : việc sử dụng các vụ việc, án lệ, hình ảnh, tư liệu thực tế” của TS. Nguyễn Thị Xuân Sơn; “Giảng dạy quyền con người với sự tham gia tích cực từ phía người học: hoạt động thuyết trình, thảo luận, đóng vai...” của ThS. Đào Thu Hường; “ Quyền con người trong các môn học luật quốc tế theo thiết kế khung chương trình đào tạo mới” của TS. Nguyễn Tiến Vinh;... cũng được trình bày, thảo luận và làm sáng tỏ nhiều vấn đề xung quanh nội dung và phương pháp lồng ghép quyền con người trong giảng dạy môn Luật Quốc tế ở trên thế giới và Việt Nam từ trước đến nay.
Có thể thấy rằng, Hội thảo về quyền con người trong giảng dạy Lý luận nhà nước và pháp luật, lịch sử nhà nước và pháp luật và giảng dạyquyền con người trong các môn học Luật Quốc tế có ý nghĩa sâu sắc, đạt hiệu quả cao. Đây là cơ hội để các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên quan tâm đến vấn đề này hiểu rõ hơn; giúp xây dựng khung chương trình mới, nội dung các chương trình và phương pháp giảng dạy đạt kết quả tốt hơn.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Thời khóa biểu

  • TKB HK2
    TKB Phụ đạo K12Tải về
  • TKB HK1
    TKB HK1 (áp dụng từ ngày 16/3)Nhấn vào đây để tải về