Menu

Thông báo

lsvn
gd
violympic
vnedu
HCM

Quảng cáo

găng tay xe máy  balo phượt | 

Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

Toạ đàm "Sửa đổi Luật Bầu cử: Những vấn đề lí luận và thực tiễn"

Thứ năm - 18/02/2016 14:43

Sáng 14/1/2015, Bộ môn Hành chính – Hiến pháp và Bộ môn LL-LS NN&PL, Khoa Luật ĐHQGHN đã phối hợp tổ chức buổi Tọa đàm Khoa học về Sửa đổi Luật Bầu cử: Những vấn đề lí luận và thực tiễn” do GS.TS Hoàng Thị Kim Quế và PGS. TS Vũ Công Giao chủ trì.

Tới dự có PGS.TS Trịnh Quốc Toản – Q. Chủ nhiệm Khoa Luật, đại diện lãnh đạo một số đơn vị, các chuyên gia, giảng viên, học viên cao học, sinh viên trong và ngoài Khoa Luật ĐHQGHN.

Trong đời sống xã hội của nước ta, bầu cử có một vị trí và ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng. Thực tiễn lịch sử đã cho thấy tất cả các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội đều là những sự kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại đối với đất nước. Bầu cử là một trong những chế định pháp luật quan trọng của ngành luật Hiến pháp, là cơ sở pháp lý cho việc hình thành các cơ quan đại diện – cơ quan quyền lực Nhà nước. GS.TS Hoàng Thị Kim Quế nhấn mạnh: "Trong điều kiện của Nhà nước pháp quyền dân chủ, văn  minh, bầu cử là điều kiện xương sống cho toàn bộ hoạt động xã hội. Theo đó từ vấn đề nhỏ nhất như quyền, lợi ích của con người cũng nhờ đó được thụ hưởng nguyên tắc cốt lõi, thiết chế văn minh của bầu cử". 

Chế độ bầu cử được hình thành từ những quy định trong các văn bản pháp luật đầu tiên của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ đó đến nay, cơ sở lý luận về chế độ bầu cử ở nước ta đã dần được bổ sung, thay đổi để phù hợp hơn với thực tiễn. Tuy nhiên, chế độ bầu cử ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết, khắc phục. Làm thế nào để nhân dân thực sự trở thành chủ nhân của quyền lực nhà nước và thông qua chế độ bầu cử, ủy thác quyền lực ấy cho cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân đã và đang là xu hướng chủ đạo và là mục tiêu hàng đầu của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu, trao đổi, bàn thảo về sửa đổi Luật bầu cử là vấn đề quan trọng và cần thiết.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã lắng nghe các chuyên gia trình bày 3 tham luận: “Các hệ thống bầu cử trên thế giới và gợi mở cho việc sửa đổi luật bầu cử của Việt Nam” của TS. Nguyễn Minh Tuấn; Quản lí bầu cử trên thế giới và gợi mở cho việc sửa đổi luật bầu cử của Việt Nam của TS. Vũ Công Giao vàĐổi mới chế độ bầu cử nhằm hoàn thiện chế độ dân chủ đại diện ở Việt Nam hiện naycủa GS.TS Thái Vĩnh Thắng”. Các tham luận đã giới thiệu tổng quan về bầu cử, từ khái niệm bầu cử, tình hình nghiên cứu bầu cử trong nước và thế giới, các hệ thống bầu cử, quyền bầu cử và quản lí bầu cử trên thế giới, từ đó có cái nhìn khách quan về bầu cử Việt Nam, những hạn chế bất cập của bầu cử Việt Nam. Cũng từ hạn chế đó, các chuyên gia đưa ra các giải pháp cần đổi mới chế độ bầu cử ở Việt Nam hiện nay. Các đại biểu cũng trao đổi, bàn thảo sôi nổi về những vấn đề này, đó là những vấn đề thời sự, cấp thiết hiện nay. GS.TS Hoàng Thị Kim Quế cho rằng, "Đây sẽ là cơ sở khoa học, là ý kiến quý báu đóng góp cho Ban soạn thảo hoàn thiện Dự thảo Luật Bầu cử và các chuyên gia, giảng viên, học viên, sinh viên hiểu sâu sắc về vấn đề này".

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Thời khóa biểu

  • TKB HK2
    TKB Phụ đạo K12Tải về
  • TKB HK1
    TKB HK1 (áp dụng từ ngày 16/3)Nhấn vào đây để tải về