Menu

Thông báo

lsvn
gd
violympic
vnedu
HCM

Quảng cáo

găng tay xe máy  balo phượt | 

Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

Tổng kết hai khoá đào tạo thí điểm thạc sĩ pháp luật về quyền con người

Thứ năm - 18/02/2016 01:29

Chiều 16/7/2015, Khoa Luật ĐHQGHN tổ chức Hội nghị Tổng kết hai khóa đào tạo thí điểm Thạc sĩ Pháp luật về Quyền con người được triển khai từ năm 2011. 

Tới dự có PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - Phó Giám đốc ĐHQGHN; GS.TSKH Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học ĐHQGHN, nguyên Phó Giám đốc ĐHQGHN; PGS.TS Trịnh Quốc Toản – Quyền Chủ nhiệm Khoa Luật; GS.TS Phạm Hồng Thái, nguyên Chủ nhiệm Khoa Luật, Phụ trách Chương trình; Bà Siren Gjerne Eriksen - Đại sứ Nauy tại Việt Nam; TS Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT; Ông Lê Anh Tuấn – Phó trưởng Văn phòng Thường trực về Nhân quyền của Chính phủ; đại diện lãnh đạo một số đơn vị cùng đông đảo các giảng viên, học viên cao học trong và ngoài Khoa Luật.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, PGS.TS Trịnh Quốc Toản nhấn mạnh, Khoa Luật, ĐHQGHN là một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực luật học và là cơ sở đầu tiên đưa vấn đề quyền con người vào giảng dạy ở bậc đại học từ năm 2007. Năm 2011, Khoa bắt đầu đào tạo thí điểm thạc sĩ pháp luật về quyền con người, với sự hỗ trợ của Trung tâm Nhân Quyền thuộc Đại học Oslo, Nauy. Cùng với các hoạt động đào tạo, Khoa đã triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, xuất bản trên 30 đầu sách chuyên khảo và tham khảo, hàng trăm bài báo về vấn đề quyền con người trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước. Với những kết quả đã đạt được, có thể khẳng định, Khoa Luật là một trong những trung tâm hàng đầu nghiên cứu, đào tạo về quyền con người ở Việt Nam hiện nay. Có được những thành tựu đó là do những yếu tố sau: Thứ nhất, đây là vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay; Thứ hai, Khoa nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của lãnh đạo và các ban chức năng ĐHQGHN; Thứ ba, Khoa nhận được sự hỗ trợ một số đối tác, đặc biệt là Trung tâm Nhân quyền, Đại học Oslo và cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch; Thứ 4, Khoa có đội ngũ giảng viên, nhà khoa học tâm huyết với sự nghiệp đào tạo luật học nói chung, đào tạo luật về quyền con người nói riêng.

Trong báo cáo tổng kết đào tạo thí điểm thạc sĩ Luật về quyền con người, GS.TS Phạm Hồng Thái cho biết: Chương trình thạc sĩ thí điểm pháp luật quyền con người được xây dựng nhằm mục tiêu đào tạo chuyên gia về quyền con người - một lĩnh vực mới nhưng có nhu cầu nghiên cứu cấp thiết ở Việt Nam. Ngay từ khi mới triển khai, số lượng thí sinh đăng kí dự thi rất cao: khóa 2011 - 2013 số đăng kí dự thi 175 thí sinh, trúng tuyển 43 thí sinh, nhập học 39 thí sinh; khóa 2012 - 2014 số đăng kí dự thí 144 thí sinh, trúng tuyển 40 thí sinh, nhập học 36 thí sinh. Kết quả khảo sát hai khóa cho thấy có 86,36% số học viên trả lời hài lòng với việc lựa chọn chương trình và 88,64% sẵn sàng giới thiệu đồng nghiệp, người thân, bạn bè tham gia chương trình học này. Tính đến tháng 7/ 2015, có 84% số học viên Khóa 1 và 78,4% số học viên khóa 2 đã bảo vệ thành công luận văn.  

Thực tế triển khai 2 khóa đào tạo đã khẳng định, Khoa Luật tổ chức thành công đảm bảo tốt việc tổ chức giảng dạy, kiểm tra đánh giá các môn học theo các quy định chung của Bộ Giáo dục & Đào tạo và ĐHQGHN. Chương trình đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội, quá trình đào tạo được đánh giá cao từ phía người học và nhà sử dụng lao động. Qua 2 khóa thí điểm, Khoa đã đào tạo được nguồn cán bộ, chuyên gia có kiến thức chuyên sâu về nhân quyền cho nhiều cơ quan, tổ chức, cơ sở học thuật trong cả nước.

Trong thời gian tới, Khoa Luật sẽ tiếp tục duy trì và củng cố ba môn học về quyền con người ở cấp cử nhân, đồng thời lồng ghép quyền con người vào các môn học khác ở bậc đại học. Ngoài ra, Khoa tiếp tục tuyển sinh đào tạo thạc sĩ khoá thí điểm thứ 3 và xây dựng đề án trình ĐHQGHN và các cơ quan Nhà nước phê chuẩn chính thức hóa chương trình thạc sĩ này vào năm 2016. Khoa cũng có kế hoạch xây dựng và xin phê duyệt chương trình đào tạo bậc tiến sĩ về quyền con người trong những năm tới.

 
 

Tại Hội nghị, các chuyên gia, nhà khoa học đã trao đổi, đánh giá những thành công và hạn chế của chương trình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho việc phát triển hoạt động nghiên cứu, giáo dục nhân quyền tại Khoa trong thời gian tới.

Đánh giá về chương trình đào tạo này tại Khoa Luật, ông Lê Tuấn Anh cho biết, với tư cách là cơ quan đầu mối, tham mưu cho Chính phủ  nên hiểu rất rõ sự cần thiết, tầm quan trọng và ý nghĩa của giáo dục, đào tạo về nhân quyền. Ông Tuấn đánh giá cao những nỗ lực trong việc thực hiện chương trình đào tạo về nhân quyền của Khoa Luật, khẳng định đây là hướng đi đúng đắn và tin tưởng rằng Khoa tiếp tục thúc đẩy và mở rộng các chương trình giáo dục nhân quyền.

Theo GS.TSKH Vũ Minh Giang, chương trình đào tạo nhân quyền của Khoa Luật có ý nghĩa rất lớn, như là sản phẩm đào tạo “đặc sản” của Khoa Luật và ĐHQG Hà Nội. 64 tân thạc sĩ pháp luật về quyền con người sẽ là những người có vai trò quan trọng trong việc nhân rộng các chương trình giáo dục nhân quyền ở nước ta. Việt Nam là nước thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á đào tạo chương trình nhân quyền.  

Thay mặt lãnh đạo ĐHQGHN, phát biểu tại Hội nghị, Phó Giám đốc Nguyễn Kim Sơn đã ghi nhận và đánh giá cao những thành công của Khoa Luật trong việc xây dựng và triển khai chương trình này. Thành công đó đã góp phần vào sự phát triển chung của ĐHQGHN, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ của Khoa Luật và ĐHQGHN trước sự nghiệp chung của đất nước. Phó Giám đốc cho rằng, 64 tân cử nhân pháp luật quyền con người đã được xã hội đánh giá cao là minh chứng và khẳng định sự cần thiết của việc duy trì và phát triển nghiên cứu, đào tạo pháp luật về quyền con người. Trên cơ sở những kết quả đạt được sau 2 khóa đào tạo, Khoa Luật cần tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đánh giá, tổng kết và chuẩn bị cho các bước tiếp theo để duy trì và phát triển chương trình này; cùng với đó, điều chỉnh chương trình cho phù hợp với yêu cầu đào tạo theo đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học; cần phát triển đội ngũ giảng viên, nhà nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này để tạo kế sâu rễ bền gốc, phát triển, mở rộng hơn nữa. Khoa cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để đào tạo bậc tiến sĩ về quyền con người trong thời gian tới.

Cũng trong Hội nghị, Khoa Luật đã tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 37 tân thạc sĩ pháp luật về quyền con người đã bảo vệ thành công luận văn trong năm học 2013-2014.

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Thời khóa biểu

  • TKB HK2
    TKB Phụ đạo K12Tải về
  • TKB HK1
    TKB HK1 (áp dụng từ ngày 16/3)Nhấn vào đây để tải về