Menu

Thông báo

lsvn
gd
violympic
vnedu
HCM

Quảng cáo

găng tay xe máy  balo phượt | 

Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Thông tin - Thông báo

Qúa trình hình thành Design

Thứ hai - 15/04/2019 22:01

Theo cuốn “ Lịch sử design “ của họa sĩ Lê huy Văn và Trần văn Bình, mỹ thuật công nghiệp, tạo  mỹ thuật sản phẩm, thiết kế môi trường sống hay thế giới đồ vật. Danh từ disegn có xuất sứ từ chữ disegno của tiếng la tinh có từ thời phục hưng, có nghĩa là phác thảo, thuật vẽ, bản vẽ và là cơ sở của mọi nghệ thuật thị giác, công việc của sự sáng tạo. Thời đó thuật ngữ này thường ám chỉ công việc sáng tạo của các họa sĩ vẽ tranh , tạc tượng… Và hơn nữa đó vẫn chưa phải là một nghề chuyên nghiệp hoàn toàn ( full time p10 fessional) mà gắn kết như một thuộc tính của nghệ sĩ , nhà điêu khác hay các nghệ nhân. Tại Anh vào thế kỉ 16, khái niệm này được mở rộng hơn như là “ lập trình một cái gì đó để thực hiện” thực hiện phác thảo một bản vẽ đầu tiên cho một tác phẩm nghệ thuật hoặc phác thảo của một sản phẩm mỹ nghệ. Design là phác thảo, thiết kế, chế mẫu, và lập  kế hoạch cho sản phẩm công nghệ với quá trình công nghiệp hóa cũng là quá trình hình thành lịch sử design và bắt đầu vào khoảng giữa thế kỉ 19.

       Cụm từ Design ở Việt Nam có nghĩa là “ Mỹ thuật công nghiệp “ “ thiết kế tạo dáng công nghiệp “ hay “ mỹ thuật ứng dụng “, thuật ngữ này mới nhập vào Việt Nam trong thập niên 1960, bắt nguồn từ Industrielle Forungestaltung trong tiếng Đức khi các giáo sư trường ĐH mỹ thuật coogn nghiệp Halle ( Die Hochschule fur Industrielle Forungestaltung Halle ) sang trường trung cấp mỹ nghệ Hà Nội trao đổi học thuật và đã được dịch thành  “ Mỹ thuật công nghiệp “. Từ đó mỹ thuật công nghiệp trở thành thuật ngữ của nghành và trở nên thông dụng quen thuộc.

       Design – Khái niệm mỹ thuật công nghiệp và mỹ thuật ứng dụng được hiểu là : Mỹ thuật công nghiệp = Design công nghiệp ( Industrial Design ). Mỹ thuật ứng dụng = Design ứng dụng ( Applied Design) công thức : 2D > 2F = P + W. Design bằng các giải pháp của 2D tiến tới mục tiêu 2 F thông qua P và W , trong đó : - 2D : Design $ Décor ( thiết kế và trang trí) – 2F : Function $ Form ( Công năng và hình dánh ). – P : product ( sản phẩm ). – W : Work ( tác phẩm .

      Một số định nghĩa về design

   - Design là nghề thiết kế tạo mẫu, tạo dáng sản phẩm công nghiệp nghề thiết kế mỹ thuật sản phẩm, thiết kế môi trường sống hay thế giới đồ vật và thuật ngữ Designer tại Việt Nam thường hiểu là “ Mỹ thuật công nghiệp “.

   - Design = disegno = phác thảo , thuật vẽ ( drawing ), thiết kế bản vẽ, là cơ sở của mọi nghệ thuật thị giác, công việc của sự sáng tạo thuật ngữ la tinh thời phục hưng.

   - Design = Lập trình một cái gì đó để thực hiện , thực hiện phác thảo một bản vẽ  đầu tiên cho một tác phẩm nghệ thuật phác thảo của một sản phẩm mỹ nghệ ( quan niệm từ thế kỉ XVI ở Anh quốc.

    - Design = Mỹ thuật công nghiệp, thiết kế công nghiệp hay mỹ thuật ứng dụng ( Việt Nam 1960 từ tiếng Đức Industrielle Forungestaltung ).

    - Design là nơi gặp gỡ của mỹ thuật và công nghiệp, khi con người bắt đầu quyết định những sản phẩm sản xuất hàng loạt sẽ có hình dnagj như thế nào.

     - Design = Tổng hợp công năng gồm : tính hữu dụng, sự cần thiết , telesis ( telesis là thuyết phát triển xã hội được kế hoạch hóa nơi mà nhận loại sử dụng năng lực giáo dục và phương pháp khoa học hướng tới sự tiến hóa của xã hội loài người , phương cách, tính thâm mỹ và sự kết hợp.

     - Mỹ thuật công nghiệp = hoạt động snags tạo có mục đích thiết lập một môi trường đồ vật hài hòa thỏa mãn đầy đủ nhất các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Mục đích đó đạt được bằng cách xác lập các chất lượng hình thức của đồ vật tạo nên bởi sản xuất công nghiệp.

     Các quy luật thiết kế của Design bao gồm :

    - Balance ( luật cân bằng ) sự cân bằng phù hợp của các yếu tố là sự cần thiết đối với một mẫu Design. Luật cân bằng có hai loại : đó là cân bằng đối xứng và cân bằng bất đối xứng. Cân bằng đối xứng biểu thị tất cả các yếu tố như chiều cao, chiều rộng… được sắp dặt một cách đối xứng. Cân bằng đối xứng đề cập đến tất cả những gì được sắp xếp trong một bố cục. Cân bằng đối xứng được chia ra làm nhiều loại như cân bằng đảo ngược, cân bằng hai trục , cân bằng xuyên tâm….

    Cân bằng bất đối xứng đạt được  khi không có sự đối xứng khi tất cả các yếu tố được xếp đặt không có sự đối xứng được thiết lập. Luật cân bằng được áp dụng trong rất nhiều thiết kế mà tiêu biểu là thiết kế logo.

    Rhythun ( Luật nhịp điệu ) :  Nhịp điệu dùng để tạo nên sự dịch chuyển và điều hướng của tầm nhìn. Nó xảy ra khi các yếu tố trong một bố cục được lặp lại. Nhịp điệu được tạo ra bằng cách tạo nên một dòng chảy êm đềm của tầm nhìn. Nhịp điệu được dùng như một đường dẫn mà do đó mắt chúng ta có thể đọc được những phần quan trọng của một thông tin . Nó còn được gọi là một mẫu thức của nghệ thuật. Nhịp điệu rất quan trọng vì nó đóng một vai trò quan trọng sống còn trong cuộc sống vật chất. Nhịp điệu giúp chúng ta nhìn nhận ra trật tự của thế giới xung quanh.

     Nhịp điệu có thể tạo nên bằng ba cách : Sự lặp lại, dùng chuỗi và dùng sự liên tục. Người nghệ sĩ thông thường sử dụng tất cả các hình thức của nhịp điệu trong một bố cục . Họ phát triển thành sự liên kết của nhiepj điệu trong xây dựng, vẽ các sản phẩm thủ công …. 1 cách nhuần nhuyễn và khéo léo để tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh.

    - Emphasis ( Luật nhấn mạnh ) những yếu tố cần phải nổi bật cần được nhấn mạnh. Sự nhấn được tạo ra bởi sự sắp đặt các yếu tố một cách hợp lí. Hoặc đặt chúng ở vị trí đáng được chú ý bằng cách dùng sự tương phản thông qua màu sắc, hình dạng, tỉ lệ.

     - Unity ( Luật đồng nhất)  sự đồng nhất tạo nên sự liên kết giữa các yếu tố trong một diện mạo. Nó là sự cân bằng giữa các yếu tố tạo nên một tổng thể dễ chịu hài hòa và liên kết chặt chẽ với nhau.

     - Simpliaty ( Luật đơn giản ) Sự đơn giản trong design dẫn tới nhận thức chủ đề một cách dễ dàng. Sự đơn giản là thực sự cần thiết, đặc biệt là để tạo nên sự rõ ràng, mạch lạc.

    - Proportion ( Luật cân xứng ) là mối liên quan giữa hình dạng và kích thước.

     - Khoảng không gian mở xung quanh một chủ đề tạo nên một yếu tố quan trọng nhất trong design.

     Trong mỹ thuật ứng dụng điểm phân biệt căn bản với mỹ thuật tạo hình chính là ở công năng vật chất của Design chính là vấn đề quan niệm phần hơn của hình thức hay công năng của cuộc tranh luận về công năng hay hình dáng ( hình thức ) của sản phẩm trong thế kỉ XX lại càng trở nên gay gắt hơn.

       Nếu như trước đây, thời Design thủ công , vấn đề hình thức sản phẩm được nâng thành tác phẩm nghệ thuật chứng tỏ sự khéo léo của bàn tay con người, công năng sản phẩm được xếp hàng thứ yếu và được coi như một phần của hình dáng sản phẩm. Chính vì thế những motive hình dáng sản phẩm ít thay đổi, những vẫn đề mang tính thẩm mỹ cũng không có những thay đổi triệt để, mặc dù cũng đã có những nghệ sĩ cấp tiến như Adolf loos ( trường phái secession vienna, Áo ) hô hào “ Hoa văn là tội ác và kêu gọi hướng tới thẩm mỹ hiện đại , thẩm mỹ không hoa văn trang trí, nhưng thực ra phong trào nghệ thuật hiện đại ( mệnh danh hiện đại ) thực chất chỉ dừng lại ở chỗ gột rửa hoa văn trang trí mà không hướng tới thẩm mỹ công nghiệp mới và mang nặng tính thủ công mỹ nghệ, cũng bởi do chủ trương phản đối công nghiệp sản xuất hàng loạt.

      Sau đại chiến thế giới thứ nhất kết thúc năm 1918 và xu thế phát triển công nghiệp hóa đã đưuọc khẳng định thì vấn đề Design công nghiệp trở nên cấp thiết đòi hỏi những quan niệm thẩm mỹ công nghiệp hiện đại tương thích với phương thức sản xuất công nghiệp. Khẩu hiệu nghệ thuật hình dáng theo công năng trở thành tôn chỉ nghệ thuật của phái công năng chữ nghĩa . Đó cũng chính là phong cách Design công nghiệp tiêu biểu của thế kỉ XX phù hợp phương thức sản xuất hàng loạt trở thành mẫu mực cho việc phát triển Design công nghiệp. Design hỗ trợ cho sản xuất công nghiệp hóa và hiện đại hóa mang lại hiệu quả kinh tế nhất là cho những nghành công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng, đặc biệt trong lĩnh vực Design đồ họa quảng cáo.

       Design ngành nghệ thuật kiểu mới :

    Design như một nghành nghề đặc biệt của thời đại công nghiệp, xuất hiện từ giữa thế kỉ XX. Cách mạng công nghiệp gắn liền với phương thức sản xuất mới . Nhiệm vụ của nghành Design đã luôn thay đổi theo thời gian, luôn được mở rộng và trong thời gian qua đã không còn chỉ dùng lại ở việc tạo dáng sản phẩm.

     Một số những nền Design tiêu biểu của thế kỉ XX

     Trường phái Artnouveau ( Pháp) tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật mới, mệnh danh phong trào nghệ thuật hiện đại khi bước sang thế kỉ XX. Đó là những sản phẩm đồ gỗ, vải dệt , đồ thủy tinh . Cũng ở Pải nghề Design thời trang lên ngôi. Đồng thời chiến tranh thế giới thứ nhất cũng mang lại cơ hội để Design công nghiệp lên ngôi, Bởi những tranh luận về nghệ thuật thiết kế theo phương thức thủ công hay công nghiệp đã đến hồi kết.

    - Đức – chủ nghĩa công năng và hình dáng tốt.

     Ở Đức, tại Dceimar, trường Bauhaus được thành lập và trang sử mới của nghành Design công nghiệp bắt đầu. Bởi từ khi có Bauhaus một phong cách mới coi trọng tính hiệu quả của sản xuất,coi Design chính là phương tiện để hoàn thiện sản phẩm tước khi đưa vào sản xuất hàng loạt nhằm muc tiêu phục vụ đa số con người một cách tốt nhất trở thành một phong cách chính thống của Design công nghiệp trong suốt thế kỉ XX.

      Chủ nghĩa công năng thắng thế nghệ thuật mới và Bauhauns trở thành cái nôi của phong cách quốc tế công năng chủ nghĩa. Bậc thầy của trường phái này như : Wgropius, Ludwig Mies …. Cùng các tác phẩm của mình đã khẳng định ưu thế của Design công nghiệp, Design sản phẩm không hoa văn trang trí.

    - Hoa kì – Design Marketing : Design Marketing là một khái niệm mới nhờ đóng góp của Design  Hoa kì trong thế kỉ XX.

      Nếu trường phái công năng chủ nghĩa ở Đức coi trọng đối tượng thiết kế là sản phẩm thì Design mảrketing Hoa kì coi trọng đối tượng thiết kế là sản phẩm của mình là khách hàng. Chức năng của Design ở Hoa Kì là tính biểu tượng. Công thức của nó là chủ nghĩa hình thức sản phẩm cộng với nghành công  nghiệp quảng cáo. Thiết kế hoàn hảo sản phẩm chưa đủ mà mà vấn đề quảng cáo cho nó để bán đyược hàng còn quan trọng hơn. Vì thế lĩnh vực đôg họa sản phẩm lên ngôi cùng tạo dáng công nghiệp. Phương cách quảng cáo truyền thống những năm giữa thế kỉ XX chưa phong phú như bây giờ, chủ yếu dựa trên nền tảng tạo mẫu mới cho bao bì sản phẩm và quảng cáo  bằng công nghệ đồ họa ấn loát – catalogue, brochure, poster, magazine…. Ngày nay vấn đề quảng cáo là nghành công nghiệp dựa vào truyền thống đa phương tiện.

      Những tên tuổi đóng góp cho nền Design Hoa Kì như : Raymond loewy, Gnelsion….

     - Italia – nghệ thuật và kinh tế : Bel Design với các Design nerer Italia đã trở thành một loại hình nghệ thuật hấp dẫn và sinh lợi bởi nó thoát ra khỏi hệ thống : - thiết kế - sản xuất – tiêu dùng quen thuộc trước đây. Nghệ thuật ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế. Design Italia không phụ thuộc vào phương thức sản xuất và hình thức quan trọng không kém thậm trí còn hơn công năng sản phẩm.

     Các tên tuổi nổi tiếng như : Bugtti, Gio ponti……

     - Japanese Design – đơn giản và hiệu quả : Japanese Design là một khái niệm đã đưuọc khẳng định trên thế giới . Những sản phẩm công nghiệp dựa trên nền tảng chất lượng công năng, phù hợp nhân bác học và ergonomics, tiết kiệm nhiên vật liệu, mang tính nhân bản bền đẹp, và không kém phần độc đáo cũng như những đột phá mang lại danh tiếng cho những tên tuổi như : Sony, Mitsubitshi, toyota, Honda …. Khiến cho các Design Nhật Bản không thua kém bất kỳ Design nào khác trên thế giới

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Thời khóa biểu

  • TKB HK2
    TKB Phụ đạo K12Tải về
  • TKB HK1
    TKB HK1 (áp dụng từ ngày 16/3)Nhấn vào đây để tải về