Menu

Thông báo

lsvn
gd
violympic
vnedu
HCM

Quảng cáo

găng tay xe máy  balo phượt | 

Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

NCS Phạm Vũ Thắng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ

Thứ năm - 18/02/2016 01:18

Ngày 21/7/2015 Khoa luật, ĐHQGHN tổ chức Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp ĐHQG cho NCS Phạm Vũ Thắng với đề tài: “Pháp luật quốc tế và việc giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”; Chuyên ngành Luật Quốc tế, mã số 62 38 60 01.

Theo Quyết định số 2457/QĐ-ĐHQGHN ngày 8/7/2015 về việc Thành lập Hội đồng cấp ĐHQGHN chấm luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Vũ Thắng, chuyên ngành Luật Quốc tế do PGS.TS. Đinh Ngọc Vượng Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng.

Tới dự buổi lễ có PGS.TS. Trịnh Quốc Toản - Q.Chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQGHN, PGS.TS. Nguyễn Bá Diến - giáo viên hướng dẫn và đông đảo đồng nghiệp, người thân của NCS.

NCS Phạm Vũ Thắng đã trình bày tóm tắt luận án nêu bật ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài, nhằm làm sâu sắc thêm một số vấn đề lý luận pháp luật quốc tế về lãnh thổ và giải quyết tranh chấp lãnh thổ liên quan đến đến quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cụ thể góp phần trong việc: Khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; bác bỏ yêu sách phi lý của các bên tranh chấp chủ quyền với hai quần đảo này; đề xuất một số giải pháp một số góp phần đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo bị nước ngoài tranh chấp.

Trong buổi bảo vệ, Hội đồng đã thẳng thắn trao đổi và nhấn mạnh: Đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần bổ sung hoàn thiện pháp luật về chủ quyền lãnh thổ theo luật quốc tế và góp phần vào thực tiễn tuyên truyền đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

NCS đã sử dụng tư liệu có độ tin cậy cao phù hợp với mục đích và nội dung của đề tài nghiên cứu, kết quả nghiên cứu bảo đảm chất lượng và mục tiêu đã đề ra nhờ cách tiếp cận và sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học đúng đắn đã giúp tác giả giải quyết thành công các nhiệm vụ đề ra.

Những điểm mới và những đóng góp của luận án: Luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống về cơ bản, cơ sở pháp lý quốc tế, sâu sắc thêm tiêu chuẩn của các nguyên tắc chiếm hữu thật sự, một trong những nguyên tắc quan trọng trong luận cứ về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Bên cạnh đó tác giả đã nghiên cứu hoàn thiện thêm cơ sở lý luận về xác lập chủ quyền lãnh thổ theo luật quốc tế. Tiêu biểu như luật đương đại, thời điểm kết tinh tranh chấp thừa kế quốc gia, các danh nghĩa dựa trên cơ sở kề cận địa lý và các nguyên tắc kéo dài tự nhiên của thềm luc địa. Thông qua một số nguyên tắc nghiên cứu đặc thù như phương pháp phân tích, so sánh, phản biện pháp lý, luận án đã trình bày vấn đề với góc nhìn mới đó là phân tích các sự kiện pháp lý lịch sử của một số quốc gia trong cuộc tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa tiêu biểu như Việt Nam, Trung Quốc và các yếu tố cấu thành của pháp luật quốc tế.

Tác giả đã tập trung phân tích những luận điểm chính của các bên tranh chấp phân tích đánh giá luận cứ dưới đánh giá của pháp luật quốc tế hiện đại, kết quả đã góp phần khẳng định sâu sắc tính hợp pháp của chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bác bỏ các yêu sách phi lý của các quốc gia khác.

Đồng thời luận án đưa ra một số giải pháp về mặt pháp lý tiêu biểu nhất góp phần vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước, các nhà nghiên cứu học viên, sinh viên và các ngành khoa học xã hội khác, góp phần tuyên truyền và vận dụng vào thực tiễn và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã góp phần hữu ích vào việc giảng dạy Luật quốc tế của nước ta.

Bên cạnh đó Hội đồng đã đóng góp và chỉ ra những hạn chế để luận án được hoàn thiện hơn. Đồng thời Hội đồng cũng đã trao đổi thêm một số vấn đề và gợi mở với tác giả, làm cơ sở cho NCS tiếp tục nghiên cứu sau này.

Hội đồng đánh giá luận án đáp ứng yêu cầu của một luận án tiến sĩ, chuyên ngành Luật Quốc tế. Kết luận của Hội đồng đề nghị ĐHQGHN công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ luật học, chuyên ngành Luật Quốc tế cho NCS Phạm Vũ Thắng theo quy định hiện hành. Quyết nghị được 7/7 thành viên trong Hội đồng đánh giá luận án nhất trí thông qua.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Thời khóa biểu

  • TKB HK2
    TKB Phụ đạo K12Tải về
  • TKB HK1
    TKB HK1 (áp dụng từ ngày 16/3)Nhấn vào đây để tải về