Menu

Thông báo

lsvn
gd
violympic
vnedu
HCM

Quảng cáo

găng tay xe máy  balo phượt | 

Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

Tọa đàm: “Chế định pháp nhân trong Dự thảo Bộ Luật Dân sự sửa đổi”

Thứ năm - 18/02/2016 01:43

Ngày 27/3/2015, Khoa Luật ĐHQGHN tổ chức Tọa đàm “Chế định pháp nhân trong Dự thảo Bộ Luật Dân sự sửa đổi” do PGS.TS Ngô Huy Cương - Trưởng Bộ môn Luật Dân sự, PGS.TS Vũ Công Giao - Phụ trách Bộ môn Hiến pháp - Hành chính và PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu- Phụ trách Bộ môn Luật Kinh doanh đồng chủ trì.

Tới dự có Phó Chủ nhiệm Khoa, TS. Nguyễn Thị Quế Anh, ông Lê Quang Bình - Giám đốc Isee, đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Khoa và các nhà khoa học, giảng viên của  Đại Hoc Luật Hà Nội và  các cơ sở đào tạo luật học  khác cùng các học viên, sinh viên trong và ngoài Khoa.

Bộ luật Dân sự là bộ luật lớn nhất của Việt Nam được Nhà nước quan tâm tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Là một trong ba cơ sở đào tạo Luật học có uy tín của Việt Nam, Khoa Luật ĐHQGHN đã có nhiều đóng góp lớn cho các dự thảo về luật pháp của Nhà nước, đặc biệt trong thời gian gần đây, Khoa đã nghiên cứu và tổ chức thành công chuỗi các tọa đàm về các chế định khác nhau của Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi năm 2015.

Buổi tọa đàm đã tập trung tìm hiểu bốn tham luận: Bình luận các qui định về pháp nhân trong Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi của PGS.TS Ngô Huy Cương; Quy định về pháp nhân trong Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi của PGS.TS Lê Thị Hoài Thu; Góp ý kiến hoàn thiện chế định pháp nhân trong Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi của TS. Nguyễn Thị Lan Hương; Chế định pháp nhân phi thương mại của Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi trong mối quan hệ với quyền tự do của PGS.TS. Vũ Công Giao – ThS. Nguyễn Minh Tâm.

Có thể nói, các tham luận đã phân tích rõ ràng một số quy định trong BLDS cần phải sửa đổi. Các quy định này đã mắc phải lỗi mâu thuẫn từ định nghĩa, khái niệm cho đến các quy định cụ thể về chế định pháp nhân. Tham luận cũng đã  chỉ ra những nguyên nhân để từ đó có những giải pháp khắc phục như Ban soạn thảo cần tham khảo kinh nghiệm về lập pháp của một số nước trên thế giới đó sẽ là bài học quý cho việc xây dựng BLDS.

Phần thảo luận, các nhà khoa học, học viên và sinh viên còn còn có nhiều ý kiến đóng góp liên quan đến quan niệm về pháp nhân, đại diện của pháp nhân, số lượng đại diện pháp nhân, về địa vị pháp lí tương quan với chế định pháp nhân. Đồng ý kiến của TS. Nguyễn  Bích Thảo - Giảng viên Bộ môn Luật dân sự Khoa Luật, ĐHQGHN ; PGS.TS. Phùng Trung Lập -  Chủ nhiệm Khoa pháp luật dân sự  cùng bàn về những bất cập của đại diện thương nhân ở Việt Nam và ý nghĩa thực tế của pháp nhân .v.v.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng và mong muốn Ban soạn thảo cần chỉnh sửa, quan tâm đến một số vấn đề như: Cần xác định thật rành mạch về mô hình một BLDS trong tương lai và xây dựng khung các điều khoản cụ thể được lí giải cặn kẽ về lý luận, thực tiễn và khả năng thi hành,... Bên cạnh đó, các đại biểu cho rằng, Quốc hội cần thành lập một ủy ban cải cách pháp luật có nhiệm vụ xây dựng mô hình hệ thống pháp luật và lãnh đạo tiểu ban xây dựng BLDS tương lai.

Đánh giá về ý nghĩa của buổi tọa đàm, các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên, sinh viên đều cho rằng, buổi tọa đàm có ý nghĩa không chỉ đóng góp lớn vào việc hoàn thiện bản Dự thảo BLDS sửa đổi, mà còn là buổi giao lưu, chia sẻ kiến thức chuyên môn của các nhà khoa học, là cơ hội để cán bộ, giảng viên, sinh viên mở rộng, nâng cao trình độ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Thời khóa biểu

  • TKB HK2
    TKB Phụ đạo K12Tải về
  • TKB HK1
    TKB HK1 (áp dụng từ ngày 16/3)Nhấn vào đây để tải về